.242 1.513 98

Một phần của tài liệu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới nha trang (Trang 26 - 71)

Thỏa mãn với hệ thống công viên, bờ biển, các địa điểm thăm quan tại Nha Trang

a5 1 2 3 4 5

16 Thỏa mãn với sự đa dạng của các

địa điểm vui chơi giải trí, thư giãn.. b5 1 2 3 4 5

Nhân tố: Nhu cầu về sự đa dạng

17 Nhu cầu đi du lịch khi có cơ hội a6 1 2 3 4 5

18 Tự tạo ra cơ hội để đi du lịch b6 1 2 3 4 5

19 Nhu cầu thay đổi điểm đến trong

mỗi lần du lịch c6 1 2 3 4 5

20 Nhu cầu thay đổi cách thức tổ chức đi

du lịch cho mỗi lần du lịch d6 1 2 3 4 5

21 Nhu cầu về các sự kiện trong mỗi

Thể hiện lòng trung thành

22 Giới thiệu điểm đến cho bạn bè và

người thân a7 1 2 3 4 5

23 Thăm lại điểm đến b7 1 2 3 4 5

24 Nghĩ tốt về điểm đến c7 1 2 3 4 5

Ngoài những thông tin chủ yếu trên, người nghiên cứu cần thu thập thêm những thông tin sau, nhằm mục đích mô tả những đặc trưng của mẫu.

Bảng 2.2: Những thông tin cần thu thập thêm

STT Biến Ký hiệu

biến

Loại thang đo

25 Giới tính 25 Danh nghĩa

26 Tuổi – (tuổi) 26 Tỷ lệ

27 Nơi thường trú 27 Danh nghĩa

28 Nghề nghiệp 28 Danh nghĩa

29 Thu nhập – (triệu/tháng) 29 Tỷ lệ

30 Bạn đến Nha Trang lần này là lần thứ mấy – (lần) 30 Tỷ lệ 31 Điều gì bạn thích nhất ở Nha Trang 31 Danh nghĩa 32 Điều gì bạn không thích nhất ở Nha Trang 32 Danh nghĩa

33 Bạn đi du lịch với ai 33 Danh nghĩa

2.5 Thiết kế nghiên cứu

2.5.1 Công cụ nghiên cứu

Những công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này là: (i) hệ số Cronbach Alpha trong kiểm định thang đo Likert; (ii) phân tích nhân tố trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn; (iii) phân tích cụm trong việc phân chia các du khách thành các nhóm tiềm năng theo nhu cầu về sự đa dạng; (iv) hệ số tương quan trong việc thiết lập các mối liên hệ giữa các nhân tố đến biểu hiện của lòng trung thành và (v) thống kê mô tả nhằm thể hiện những đặc trưng của mẫu. Tất cả số liệu đều được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.

2.5.2 Nội dung trong phỏng vấn sâu

Trong phỏng vấn sâu người nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề sau:

- Ngoài các nhân tố thể hiện sự thỏa mãn đã nêu ra còn có nhân tố nào nữa không? - Ngoài các biểu hiện về nhu cầu của sự đa dạng đã đề cập đến còn gì nữa không? - Ngoài các hành vi thể hiện sự trung thành như trên còn có hành vi nào nữa không?

- Những biến trong mô hình đề nghị đã hợp lý chưa? Nếu chưa có điều chỉnh gì không?

- Những đóng góp cho bảng câu hỏi dự kiến?

Động cơ chủ yếu để du khách đến Nha Trang lần đầu và những lần tiếp theo? Phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện với: (i) năm du khách đang có mặt tại Nha Trang – được chọn lựa để đại diện cho từng loại du khách và (ii) hai hướng dẫn viên du lịch chuyên hướng dẫn khách du lịch tại Nha Trang.

2.5.3 Phân bố mẫu

Thời điểm điều tra:

Với mục đích nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của khách du lịch nội địa hướng về Nha Trang, người nghiên cứu phát phiếu điều tra diện rộng vào cuối tháng tám và đầu tháng chín trong năm nay (dịp 2/9/2008). Căn cứ chọn thời điểm điều tra: Nội dung nghiên cứu chỉ phản ánh các nhân tố thuộc về bản thân điểm đến (Nha Trang) ảnh hưởng tới lòng trung thành của du khách chứ không thể hiện sự ảnh hưởng của các sự kiện đến du khách. Mùa du lịch ở Nha Trang chủ yếu tập trung vào hai dịp: (i) ba mươi tháng tư và mùng một tháng năm và (ii) dịp mùng hai tháng chín hàng năm, là những dịp nghỉ lễ theo quy định của cả nước, nên người dân cả nước đều được nghỉ và sẽ đi du lịch. Bên cạnh những dịp nghỉ lễ này Nha Trang thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa… nên ngoài những dịp du lịch theo mùa, du khách còn đến Nha Trang vì những sự kiện đặc biệt. Chính vì vậy người nghiên cứu chọn dịp “2/9” để điều tra diện rộng nhằm mục đích loại bỏ các sự kiện ra khỏi mục tiêu du lịch của du khách.

UĐịa bàn lấy mẫu:

Căn cứ vào bản đồ du lịch của Nha Trang, mẫu được phân bổ như sau:

- Các đảo du lịch: 50% (vì du khách thường tập trung chủ yếu ở các tuyến du lịch đảo).

- Bãi tắm dọc đường Trần P hú: 10% - Các khách sạn: 10%

- Các quán cà phê, giải khát: 10% - Các nhà hàng: 10%

2.5.4 Thiết kế nghiên cứu

Hình 2.12: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu

P h â n tí c h đ ịn h lư ợn g P h â n tí c h đ ịn h tí n h Xác định nội dung, mục tiêu nghiên cứu Tổng quan lý thuyết

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Phỏng vấn sâu

Thiết kế bảng câu hỏi

Điều tra thử

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi

Điều tra diện rộng

Phân tích dữ liệu, kiểm định các thang đo và giả thiết.

Kết quả và thảo luận kết quả

Chương 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA

3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Khánh Hoà nằm ở vị trí địa lý từ 11041’53” đến 12052’35” vĩ độ Bắc và từ 108040’ đến 109023’24” kinh độ Đông. P hía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 385km.

Diện tích tự nhiên: 5.198,2 km2, dân số : 1.110 nghìn người (số liệu 2005), chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số cả nước; đứng thứ 24 về diện tích và 32 về dân số trong cả nước.

Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Khánh Hoà có trung tâm là thành phố Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách thành phố Đà Nẵng 525 km. Vị trí địa lý đặc thù của Khánh Hoà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội trong đó có du lịch với các tỉnh khác, nhưng cũng là thách thức trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

b. Địa hình

Khánh Hoà là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình : biển đảo, núi, đồng bằng… tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch.

Địa hình thấp dần từ tây sang đông, phần phía tây là sườn đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi nhưng cũng có các dãy núi cao trên 1.000m, chạy dài từ Bắc xuống Nam. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển. Phía đông là địa hình biển – đảo, với bờ biển dài và là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam. Dọc bờ biển có những Vũng, Vịnh, Bãi triều, Bãi cát… và nhiều đảo ngoài khơi xa…

c. Khí hậu

Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 260C, tổng nhiệt độ khoảng 9.5000C, ánh sáng dồi dào. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao trên 1.000m, nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: gió nóng, sương muối… thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.

Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000mm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và tập trung đến 70 – 80% lượng mưa cả năm. Ở khu vực Nha Trang, mùa mưa chỉ trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài của mùa du lịch. Những đặc điểm thời tiết, khí hậu của Khánh Hoà rất thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy vậy, cần chú ý đến gió tây khô nóng và gió Tu Bông thường xảy ra bất lợi.

d. Thuỷ văn

Dãy Trường Sơn thuộc địa phận Khánh Hoà chạy gần sát biển, do vậy các con sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Chiều dài trung bình của các con sông từ 10 – 15km. Mật độ sông, suối của Khánh Hoà là 0,5 – 1km/km2. Khánh Hoà có 2 sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hoà.

e. Tài nguyên biển

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 260C; nóng nhất 390C, lạnh nhất 14,40C.

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Nhiểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên), Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Chồng, Hòn Nội và rất nhiều danh lam thắng cảnh khác.

Dọc theo bờ biển Nha Trang dài khoảng 7km từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá, là bãi tắm lý tưởng, bên cạnhlà con đường rất đẹp với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau. Xen vào đó là một hệ thống dịch vụ gồm bưu điện, nhà bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, các cửa hàng bán đồ lưu niệm.

Có thể khẳngđịnh rằng, tài nguyên biển của Nha Trang rất đẹp, đa dạng và có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế cảng biển, khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch.

f. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn.ha, trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là huyện Khánh Vĩnh (65,4%), tiếp đến là huyện Khánh Sơn (45,9%), các huyện còn lại đều dưới mức bình quân của tỉnh, thấp nhất là thành phố Nha Trang (10,8%), thị xã Cam Ranh (11,8%). Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái.

Tuy nhiên, những ưu đãi của thiên nhiên tạo cho vùng đất này có sức cuốn hút du khách thập phương với cácđịa danh nổi tiếng hấp dẫn du khách (suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Hòn Bà, suối Tiên, Thác Yang Bay, suối khoáng nóng v.v) bằng vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, núi rừng, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với các loại hình tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao v.v.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có các điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác như: khu du lịch Trầm Hương, nước khoáng Đảnh Thạnh ở Diên Khánh; thác Tà Gụ ở Khánh Sơn; nước khoáng nóng ở Cam Thịnh Đông; hồ Am Chúa – suối Ồ Ồ, suối Bạch Đằng ở Diên khánh; hồ Đá Bàn, suối khoáng nóng Tu Bông ở Vạn Ninh; hồ Khe Lao ở Ninh Hoà…

3.1.2 Điều kiện kinh tế, dân cư, dân tộc và tài nguyên nhân văn

Điều kiện kinh tế: Kinh tế của Khánh Hoà thời kỳ 1996 – 2005 phát triển với nhịp độ tương đối cao và trên mức bình quân cả nước. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 – 2005 khoảng 9,6%, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng 11,8%; Nông – Lâm – Ngư nghiệp tăng 5,9%; dịch vụ tăng 10,2%. Đến năm 2007 GDP tăng 11,01% - ước tính 9.355.000 triệu đồng, trong đó doanh thu ngành du lịch là 1.020.000 triệu đồng (báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa).

Dân số và phân bố dân cư, dân tộc: Dân số của Khánh Hoà tính đến năm 2005 là 1.123 nghìn người, mật độ phân bố trung bình là 216 người/km2, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang và dọc trục giao thông chính...

Khánh Hòa là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, trong đó đại đa số là người Kinh chiếm 95,5%; Raglai: 3,17%; người Hoa: 0,58%; Gie – Triêng: 0,32%; Ê đê: 0,25%. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi, tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là ở huyện Khánh Sơn (18,7%) và Khánh Vĩnh (30,34%).

Đặc điểm dân cư, dân tộc và sự phân bố dân cư trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng đối với việc khai thác các loại hình du lịch văn hoá phục vụ phát triển du lịch.

Lao động: Tổng dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 có 680,9 nghìn người, chiếm 60,6% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của tỉnh tính đến năm 2005 có 650,3 nghìn người; chiếm 95% tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Khánh Hoà là một trong những tỉnh có đội ngũ khoa học mạnh của cả nước, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng nguồn lao động có từ 12% trong năm 1995 tăng lên đến 20% trong năm 2004.

Tài nguyên nhân văn: Nha Trang, Khánh Hoà là vùng đất nổi tiếng gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá như Tháp Bà Ponaga, di tích Am Chúa, Lăng Bà Vú, khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Thành cổ và văn miếu Diên Khánh, Miếu Trịnh Phong, Viện Hải Dương học, chùa Long Sơn, đànđá Khánh Sơn ..vv. Ngoài ra, với các di tích gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc, có giá trị tham quan, giáo dục tinh thần yêu nước như : di tích căn cứ cách mạng ở Tô Hạp – huyện Khánh Sơn; chiến khu Hòn Hèo – huyện Ninh Hoà; chiến khu Đá Bàn – huyện Vạn Ninh; chiến khu Đồng Bò – thành phố Nha Trang…

Bên cạnhđó, Nha Trang còn có sức hấp dẫn du khách bởi các lễ hội văn hoá như: Lễ hội nghinh cá Ông, lễ hội Tháp bà Ponaga, lễ hội Am Chúa..vv. Các lễ hội kể trên ở Khánh Hoà đều được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá là những yếu tố thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tâm linh, tham quan, vãn cảnh trong những dịp đầu xuân.

3.1.3 Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

3.1.3.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông vận tải: Nha Trang, Khánh Hoà được liên hệ với tất cả các địa phương khác trên cả nước cũng như trên thế giới qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không, và đường biển. Mạng lưới giao thông ở cả bốn tuyến trên đang ngày được hoàn thiện và nâng cấp, đảm bảo cho người và các phương tiện lưu thông một cách an toàn và thoải mái.

Hệ thống cấp điện: Hệ thốngđiện của tỉnhKhánh Hoà được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua các nguồn chính từ đường dây 500KV thông qua trạm 500/200/110KV Playku, từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, và từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh.

Hệ thống cấp nước: Ngoài việc sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Võ

Một phần của tài liệu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới nha trang (Trang 26 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)