PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG.
Phần trên đã đề cập các giải pháp chung bảo vệ môi trường ở khách sạn, nhưng trong khách sạn có nhiều phòng và nhiều bộ phận phục vụ khách. Để nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên và từng bộ phận, từng phòng đối với bảo vệ môi trường, mỗi bộ phận và mỗi phòng làm tốt công tác vệ sinh môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường chung của khách sạn.
1. Vệ sinh môi trường ở khu đón tiếp
khách đến với khách sạn và tiễn khách rời khỏi khách sạn, giữ vị trí quan trọng thu hút khách và tạo cảm giác thoải mái ban đầu khi bước chân vào khách sạn của du khách.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường ở khu vực này do tác động của thiên nhiên, do du khách mang đến, giữ vệ sinh môi trường ở khu vực này có ý nghĩa quan trọng. Yêu cầu chủ yếu ở khâu đón tiếp khách của khách sạn là phải thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, không có mùi lạ, không có bụi, muỗi và các côn trùng, yên tĩnh và tạo ra không gian hấp dẫn.
Để đạt những yêu cầu trên, khách sạn cần phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo vệ sinh môi trường ở khâu đón khách, cụ thể như sau:
- Thiết kế, bố trí khâu đón khách thường ở tầng 1, gắn liền với lễ tân, diện tích rộng rãi và thông thoáng.
- Trong phòng khách phải bố trí trang thiết bị như xalông, bàn ghế trang nhã, đẹp, có điều hoà không khí, các chậu cảnh tạo vẻ đẹp của phòng đón khách, sử dụng đèn chùm với màu sắc dịu mát.
- Các cửa ra vào và cửa sổ phải có rèm để chống bụi, chống nóng và tạo trang nhã, kín đáo ở phòng đón tiếp.
- Xây dựng chế độ làm vệ sinh nền, trần tường và các trang thiết bị hàng ngày ở phòng tiếp khách.
2. Vệ sinh môi trường ở phòng ngủ
Phòng ngủ của khách ở khách sạn là bộ phận chủ yếu của kinh doanh khách sạn. Quy mô của khách sạn là số lượng phòng ngủ, số lượng phòng ngủ càng nhiều thì quy mô khách sạn càng lớn. Phòng ngủ là nơi du khách nghỉ ngơi và làm việc. Vì
vậy khi thiết kế xây dựng và đưa phòng ngủ vào sử dụng phải đảm bảo thoáng mát, trang trí trong phòng phải có tính thẩm mỹ, sạch sẽ.
2.1. Những yêu cầu chung của vệ sinh môi trường phòng ngủ ở khách sạn.
Để đáp ứng nhu cầu các đối tượng du khách, nâng cao chất lượng phục vụ khách và thu hút khách, bố trí và trang trí phòng ngủ phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Bố trí phòng ngủ phải thoáng, không khí trong sạch, ngăn chặn bụi, các vi khuẩn gây bệnh và khí độc hại gây bệnh từ bên ngoài đưa vào, hàm lượng C02 cho phép là =1/10 diện tích sàn và bố trí hợp lý để tránh tiếng ồn.
- Sàn nhà phải luôn luôn sạch, khô, hàng ngày phải hút bụi hoặc lau sạch. Những khách sạn từ 4 sao trở lên phải có thảm phủ kín sàn nhà tạo sàn luôn luôn khô, tạo sự yên tĩnh và tăng vẻ đẹp của phòng ngủ.
- Các trang bị bằng vải sợi như ga, gối, màn, rèm cửa phải luôn sạch sẽ, không dễ bị hoen ố. Ga gối hàng ngày phải thay và giặt là sạch sẽ, đệm và ruột gối mỗi tháng phải đem phơi nắng và đập sạch bụi. Các loại dụng cụ phục vụ khách như: bộ ấm chén, ly, cốc, gạt tàn thuốc lá, lọ hoa, bình nước lọc phải rửa sạch hàng ngày.
- Bố trí sắp xếp các trang thiết bị như giường, tủ, bàn ghế, điện thoại, ti vi, điều hoà không khí, phải tiện sử dụng và có tính thẩm mỹ.
- Tủ lạnh thường xuyên phải lau chùi sạch sẽ, không có mùi hôi.
- ở phòng ngủ phải có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong phòng, phải có thiết bị báo cháy, nút gọi cấp cứu, có thiết bị chống hoả hoạn.
2.3. Vệ sinh phòng Toilet
- Phòng vệ sinh (Toilet) thường bố trí ngay cạnh phòng ngủ. Yêu cầu chung của phòng Toilet là phải luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, không có bụi, tường phái ốp gạch men và không bị hoen ố, sàn lát gạch chống trơn và không thấm nước.
- Các trang thiết bị trang bị ở phòng Toilet thường gồm có: bệ xi, chậu rửa mặt, bàn để các loại đồ dùng trong Toilet, bể tắm, vòi nước hoa sen, bình nóng lạnh, điện thoại nếu là khách sạn từ 3 sao trở lên. Các loại đồ dùng hàng ngày của khách như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng tắm, kem xoa da mặt, khăn mặt, khăn tắm, giấy vệ sinh.
- Hằng ngày phải làm vệ sinh ở phòng Toilet, lau chùi sạch các thiết bị, thay các loại đồ dùng bằng vải sợi và giặt tẩy, sử dụng xà phòng và chất sát trùng để tẩy rửa sàn nhà như
Canxihypoclorit (Ca(OCl)2), Natrihypoclorit dung dịch (NaOCl), các tinh dầu thơm.
3. Vệ sinh khu kho
ở khách sạn có các loại kho để bảo quản như kho bảo quản thực phẩm, kho bảo quản các dụng cụ phục vụ hằng ngày, kho bảo quản các thiết bị. Yêu cầu chung bảo đảm vệ sinh và bảo quản hàng hoá ở các kho là chống thất thoát và bảo đảm an toàn hàng hoá, không được để hàng hoá đặc biệt là thực phẩm kém chất lượng, không để các vi khuẩn và côn trùng phát sinh phát triển, không có mùi hôi, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ ở trong
kho.
Để thực hiện những yêu cầu chung trên, những biện pháp để đảm bảo vệ sinh ở các kho thường áp dụng là:
- Thiết kế kho phải kín đáo để bảo vệ hàng hoá và ngăn chặn các vi khuẩn, côn trùng phát sinh phát triển, nhưng phải thông thoáng bảo đảm ở nhiệt độ thích hợp và hạn chế độ ẩm cần thiết.
- Phải có giá kê tủ để sếp hàng hoá, không để hàng hoá sát mặt sân, vì hàng hoá để sát mặt sàn nhà sẽ dễ bị hư hỏng, các côn trùng và vi khuẩn để phát sinh phát triển và đảm bảo vệ sinh hàng hoá.
- Đối với hàng thực phẩm, yêu cầu bảo quản là: phải kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm và bảo đảm độ tươi sống của thực phẩm, không gây biến chất làm hư hỏng thực phẩm. Để thực hiện yêu cầu này, người ta áp dụng những phương pháp bảo quản sau:
+ Áp dụng phương pháp đông lạnh để bảo quản các loại thịt, cá. Phương pháp này có thể áp dụng hai phương pháp cụ thể sau: Phương pháp sử dụng nước đá để bảo quản, thường thời gian bảo quản ngắn khoảng 24 giờ; Sử dụng tủ lạnh, kho lạnh thời gian bảo quản dài ngày hơn, nhiệt độ dưới 70C.
+ Các loại rau, củ bảo quản ở kho thoáng mát với nhiệt độ thường là 180C và xếp trên giá, không xếp chồng lên nhau. + Các loại lương thực và thực phẩm khô khác phải bảo quản ở kho khô ráo, nhưng trong kho có độ ẩm thích hợp không quá cao. Nếu độ ẩm cao sẽ dễ gây ra nấm mốc.
số loại hoá chất cho phép với hàm lượng hợp lý, không độc hại, có tác dụng sát khuẩn. Có thể sử dụng một số chất kháng sinh và chất sát khuẩn như Clortetracilin 0.0001 – 0.0002% hoặc Nitrit Natri 0.15% để bảo quản cá. Tuyệt đối không dùng hàn the, các chất hoocmon để bảo quản thịt, cá, rau, phở, bún….Vì các chất này gây độc cho người ăn.
- Phải xây dựng quy chế và nội quy quản lý kho và bảo đảm vệ sinh kho, có đầy đủ các thiết bị phòng chuột, gián, ruốt, muỗi, mối, mọt…và làm vệ sinh kho.
Còn vấn đề bảo vệ ở khu vực chế biến sản phẩm ăn uống, quầy bar, phòng ăn sẽ được đề cập ở chương VI: Về sinh các sản phẩm ăn uống và vệ sinh môi trường nhà hàng ăn uống. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn theo khía cạnh bảo vệ môi trường.
2. Những yêu cầu thiết kế xây dựng khách sạn để bảo vệ môi trường và các biện pháp để thực hiện.
3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở các khách sạn.
4. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và các giải pháp bảo vệ môi trường nước ở các khách sạn.
5. Yêu cầu bảo vệ môi trường và các giải pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực phục vụ của khách sạn.
CHƯƠNG XI: VỆ SINH ĂN UỐNG
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở NHÀ HÀNG ĂN UỐNG