PHÒNG CHỐNG LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Lạm Phát Qua Tín Dụng Ở Việt Nam..DOC (Trang 30 - 35)

1-/ Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Thập kỷ 80 đã chứng kiến diễn biến của tình trạng lạm phát trầm trọng chưa từng thấy ở nước ta. Lạm phát kéo dài triền miên đã gây ra khủng hoảng kinh tê xã hội, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạm phát này là do chúng ta đã duy trì một cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung cứng nhắc, lạc hậu, bảo thủ trì trệ. Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ cũng được bao cấp, bù lỗ, cung cấp tín dụng không hạn chế với lãi suất ưu đãi. Để phục vụ cho chính sách chi tiêu bất hợp lí đó, Nhà nước đã chỉ đạo cho Ngân hàng Nhà nước in thêm tiền ra. Khối lượng tiền tệ trong lưu thôngtăng lên làm cho lạm phát ngày càng tăng và không sao kiểm soát được. Thêm vào đó sự phụ thuộc quá mức của Ngân hàng Nhà nước vào chính phủ đã thui chột vai trò cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là ổn định tiền tệ, xem nhẹ các công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước ngoài việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp còn phải “ tuân lệnh” của chính phủ và cho chính phủ “mượn” máy in để in tiền.

Giai đoạn chống lạm phát 1989-1992 có thể coi là giai đoạn chống lạm phát thành công nhất trong lịch sử của Việt Nam, nếu không muốn nói là khó có nước nào có thể có được kết quả tốt như vậy. Từ mức lạm phát nặng nề ba con số giảm hẳn xuống còn hai con số, có lúc chỉ còn một con số. Vấn đề đặt

ra là chúng ta đã nhận thức được nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm phát ở Việt Nam, từ đó mới có biện pháp chống lạm phát hữu hiệu được.

Người ta thường nói “ thuốc đắng giã tật ”. Đối với “con bệnh” lạm phát ở Việt Nam thời kì 1980-1988 bệnh đã đến mức trầm trọng, muốn khỏi bệnh thì phải chịu đau thôi, đó là lẽ đương nhiên. Việc nhận thức được có quá nhiều tiên trong lưu thông là đúng, từ đó dẫn đến việc hạn chế cũng như chấm dứt bù đắp bội chi ngân sách bằng cách in tiền. Nhưng quan trọng hơn đó là chúng ta đã nhận thức được vì sao chúng ta phải in tiền và đã mạnh dạn tiến hành một loạt các biện pháp được tiến hành song song cùng với hạn chế in tiền. Đó là :

- Lãi suất được mạnh dạn đưa lên ở mức cao để khuyến khích gửi tiết kiệm, giảm nhu cầu về tiền, giảm khối lượng tiền tệ lưu thông trên thị trường.

- Xoá bao cấp về vốn qua ngân sách Nhà nước và qua tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, xoá bao cấp qua giá vật tư, nguyên liệu và một số loại hàng hoá tiêu dùng khác.

- Thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp, dần dần tháo bỏ sự lệ thuộc của Ngân hàng Nhà nước vào chính phủ, tạo đIều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tự do điều hành và sử dụng chính sách tiền tệ một cách hợp lí.

Nói gì thì nói, sự thay đổi về cơ chế quản lí kinh tế là sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tình hình kinh tế xã hội nước ta nói chung và công cuộc chống lạm phát nói riêng. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, thay vào đó là cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó đã chấm dứt tình trạng bao cấp tràn lan, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Mặc dù vào thời điểm hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng thiểu phát tức là lạm phát liên tục giảm và ở mức thấp nhưng cảnh giác và dự

phòng trước lạm phát không phải là thừa. Lạm phát có thể quay trở lại bất cứ lúc nào và gây ra những hậu quả khó lường, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số mục tiêu dài hạn hơn, chắc chắn hơn, có thế chúng ta mới chủ động đối phó với lạm phát được.

2-/ Một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát qua tín dụng mang tính dài hạn

Công bằng mà nói thì thâm hụt ngân sách là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển. Ở Việt Nam trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngân sách Nhà nước luôn ở trong tình trạng thâm hụt nặng nề. Mặc dù từ năm 1992, chính phủ đã chủ trương chấm dứt tình trạng in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, nhưng thay vào đó Việt Nam đã phải vay nợ nước ngoài khá lớn để bù đắp bội chi. Biện pháp vay vốn nước ngoài để đầu tư nếu không quan tâm đến hiệu quả toàn diện cua đầu tư, không có biện pháp thu hồi vốn một cách kiên quyết thì sẽ làm cho nợ nước ngoài tăng lên dẫn đến mất uy tín trong thanh toán quốc tế. Do vậy nợ nước ngoài dứt khoát không thể sử dụng về mặt lâu dài để cân đối ngân sách Nhà nước. Nếu như ngân sách Nhà nước cứ lâm vào tình trạng thâm hụt triền miên, ai có thể bảo đảm là chúng ta lại không tiếp tục in tiền ra. Muốn giải quyết dứt điểm lạm phát qua tín dụng, nhất định phải lành mạnh hoá ngân sách Nhà nước.

Dù không phải là người nghiên cứu sâu về kinh tế, ai cũng có thể nói rằng muốn cân đối ngân sách Nhà nước thì phải tăng thu, giảm chi. Vấn đề đặt ra là tăng thu giảm chi như thế nào mới là điều quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay và trong những năm tới, thiết nghĩ chúng ta nên thực hiện những phương hướng cơ bản sau đây để khắc phục tình trạng bội chi qua ngân sách.

Thứ nhất: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần thanh toán dứt

điểm tình trạng nợ nần dây dưa. Một mặt chúng ta có thể tăng được nguồn thu đáng kể từ việc thanh toán nợ này, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác chúng ta cũng chấm dứt được tình trạng bao cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây thông qua cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi. Đây là cách tốt để chúng ta cải thiện được tình trạng kém hiệu quả của ngân sách Nhà Nước.

Thứ hai: Cần cải thiện hệ thống quản lí và thu thuế để chúng ta có thể

khai thác tốt nhất nguồn thu từ thuế, bảo đảm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Về thuế suất, phản ứng chung của người chịu thuế là thuế suất quá cao. Thuế có tác động rất lớn đến hoạy động đầu tư, hoạt động tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Thuế có thể nói là một thứ chi phí sản xuất đối với nhà đầu tư. Thuế suất quá cao sẽ hạn chế đầu tư và tiêu dùng, từ đó tác động làm hạn chế tổng cầu. Mặt nếu đánh thuế quá cao sẽ làm cho doanh thu thuế giảm, tình trạng trốn lậu thuế sẽ diễn ra nhiều hơn. Nếu chúng ta quy định thuế suất thấp,không những kích thích được tiêu dùng và đầu tư mà còn có thể thu được nhiều thuế hơn. Sẽ không có tình trạng trốn thuế, lậu thuế, không những thế người nộp thuế còn tự giác trong vấn đề nộp thuế. Điều này sẽ góp phần rất lớn làm giảm nhẹ gánh nặng của công tác thuế. Vì vậy thiết nghĩ chúng ta nên xem xét giảm thuế suất, quy định một mức thuế suất phù hợp hơn, như vậy sẽ có lợi hơn.

Ngoài ra vẫn còn sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc nộp thuế vẫn còn tồn tại ở một số sắc thuế và lệ phí. Thành phần kinh tế quốc doanh nói chung vẫn còn được ưu đãi về thuế hơn các thành phần khác. Phản ứng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đối với sự phân biệt đối xử này là trốn thuế và lậu thuế.

Một vấn đề khác còn tồn tại đó là sự yếu kém của hệ thống sổ sách kế toán và kiểm toán. Trong điều kiện đó thì các biện pháp miễn thuế và giảm thuế để khuyến khích đầu tư sẽ rất ít có ý nghĩa bởi vì việc hạch toán đúng để được giảm thuế thường ít có lợi hơn là trốn thuế. Nhiều công ty lợi dụng điều này vừa xin giảm thuế, miễn thuế vừa trốn thuế làm thất thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước.

Thứ ba: Về chính sách chi ngân sách Nhà nước cần thực hiện chi tiêu

hợp lí, tập trung đầu tư vào những dự án trọng điểm, có khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh đầu tư dàn trải, vừa thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa kích thích đầu tư tư nhân cùng phát triển. Muốn làm được đIều này thiết nghĩ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư cần phải được cải thiện.

Song song với công tác lành mạnh hoá ngân sách Nhà nước, cần nhấn mạnh vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lí và điều hành chính sách tiền tệ. Về lâu về dài chính sách tiền tệ sẽ là rất hữu hiệu trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, khắc phục lạm phát, ổn định nền kinh tế. Để cho sự tác động của chính sách tiền tệ vào hệ thống lãi suất trên thị trường tiền tệ tín dụng và khẳng định vai trò của nó trong việc chống lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới cần phải sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các công cụ đều được sử dụng đồng thời một lúc. Vấn đề đặt ra là, dựa trên cơ sở thực tiễn nào mà công cụ này hay công cụ kia đã, đang, và sẽ được áp dụng ở Việt Nam. Các công cụ hành chính được sử dụng trực tiếp như thế nào, với mức độ nào để vừa góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế cuyển sang cơ chế thị trường. Các công cụ mới phát huy hiệu lực đến đâu và cần có thêm điều kiện gì để từng bước trở thành những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ . Đó là vấn đề cần phải nghiên cứu trong thời gian tới.

kết luận

Như đã nói, lãi suất là giá mua bán vốn trên thị trường. Cơ sở kinh tế của lãi suất là do các hiện tượng tạm thời “ thừa “ và tạm thời “thiếu “ vốn tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá và gắn với nó là vai trò trung gian của ngân hàng trong việc tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ thông qua công cụ lãi suất. Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung - cầu về vốn quyết định, khi cung lớn hơn cầuvề vốn thì lãi suất giảm, khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng.

Lãi suất rất nhạy cảm trong nền kinh tế thị trường, đó là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ để quản ký và điều tiết nền kinh tế. Đối với Việt nam, đổi mới nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu để luôn có một chính sách lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Lãi suất đã trở thành một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Lạm Phát Qua Tín Dụng Ở Việt Nam..DOC (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w