Các đề xuất, kiến nghị với hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải biển của GSLINES

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của công ty tnhh vận tải biển ngôi sao xanh (Trang 25 - 33)

3.2.1 Dự báo thị trường dịch vụ vận tải biển 2010

Ngành vận tải biển đã trải qua một năm 2009 với nhiều khó khăn nối tiếp sự sụt giảm mạnh vào cuối năm 2008, nhưng nhìn chung, khó khăn đã không quá trầm trọng như các dự báo. Sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục ở mức cao 8 – 9%, nhu cầu vận chuyển thế giới (theo trọng tải) giảm 3% trong năm 2009 và dự kiến sẽ trở lại đà tăng với tốc độ 6 – 7% trong năm 2010. Về phía cung, đội tàu thế giới tăng thêm khoảng 7 – 8% trong năm 2009, hiệu suất khai thác tàu cũng giảm về mức thấp nhất từ thập niên 80 trong năm này và dự kiến hiệu suất khaitháctàusẽvẫntiếptụcởmứcthấptrongnăm2010sắptới.

Vận tải hàng lỏng (dầu và các sản phẩm dầu) là loại hình vận chuyển mà giá cước ít bị sụt giảm nhất trong số các loại hình vận tải biển chính. Năm 2010, sự hồi phục của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu dầu thô như Bắc Mỹ (30% nhu cầu dầu mỏ thế giới), Đông Âu (24%)... sẽ làm tăng nhu cầu. OPEC dự kiến, nhu cầu dầu mỏ thế giới giảm xuống 84,31 triệu thùng/ngày trong năm 2009 nhưng sẽ tăng lên trung bình 85,07 triệu thùng/ngày trong năm 2010. DN vận tải dầu Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đã bắt đầu đi vào hoạt động và khi hoàn thiện sẽ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.

Kinh tế thế giới tăng trưởng tốt hơn trong năm 2010 sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động

xuất khẩu - hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng hóa cơ bản, phục vụ đời sống thiết yếu như gạo, giầy dép, dệt may, thủy sản… mặc dù không tránh được suy giảm

nhưng sẽ khó bị giảm mạnh trong điều kiện thu nhập vẫn bị thu hẹp và nhanh chóng tăng trở lại khi có tín hiệu khả quan.

Do kinh tế phục hồicác dự án đầu tư nước ngoài đăng ký trong những năm vừa qua sẽ được giải ngân nhiều hơn trong năm 2010 , dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng. Các chương trình kích cầu sản xuất - đầu tư - tiêu dùng phát huy tác dụng sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu… tăng cao. Các DN sẽ tận dụng cơ hội từ chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (trung hạn và dài hạn) để mua sắm máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội giá rẻ từ thị trường thế giới. Năng lực sản xuất trong nước được nâng cao thì nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ đầu tư, xây dựng, sản xuất, xuất nhập khẩu cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu vận tải biển sẽ tăng trong năm 2010. Năm 2010 dự kiến sẽ có ít đơn đóng tàu mới do số tàu nằm chờ hàng tại cảng vẫn còn khá nhiều nhưng các tàu đóng mới đến hạn giao trong năm 2010 vẫn là 376 tàu với tổng trọng tải hơn 1,7 triệu TEU.

Và trong bối cảnh kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn cần được giải quyết lâu dài và với một góc nhìn lạc quan thận trọng về triển vọng ngành vận tải biển trong năm 2010. Ngành vận tải biển Việt Nam sẽ hồi phục và nhộn nhịp hơn năm 2009, nhưng duy trì ở mức trung bình và khó có nhiều khởi sắc.

3.2.2 Mục tiêu và phương hướng của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh đặt ra trong thời gian tới

Để tăng cường hoạt động kinh doanh, công ty đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng phát triển như sau:

a. Mục tiêu

• Bám sát thị trường, đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất chính ổn định.

• Lựa chọn hạng mục đầu tư, quy mô đầu tư để tiếp tục mở rộng và phát triển sản xuất

• Mở rộng tìm kiếm các đối tác chiến lược về kinh doanh, tài chính để tạo cơ hội tăng vốn và phát triển dịch vụ.

• Các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2010 và 2012:

Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch trong thời gian tới của GSLINES

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2012

Tài chính Tổng doanh thu 1000 VNĐ 80.000.000 100.000.000

Lợi nhuận trước thuế 1000 VNĐ 7.000.000 11.000.000

Bốc xếp cảng biển TEU 335.000 370.000

Vận tải biển TEU 22.500 26.000

Sản lượng Bốc xếp cơ giới TEU 485.000 520.000

Đóng rút hàng trong container TEU 34.500 40.000

Nguồn:Phòng Tài chính- Tổng hợp của GSLINES

b. Phương hướng

Muốn thực hiện được những mục tiêu trên, công ty phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

• Tiếp tục nghiên cứu đầu tư đội tàu hiện đại, đặc biệt là đội tàu chở dầu thô và các sản phẩm dầu thô có tải trọng lớn.

• Áp dụng hệ thống thông tin tiên tiến trong toàn công ty để trao đổi thông tin và quản lý tốt hơn các hoạt động tại các đơn vị.

• Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, rèn luyện ý

thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, giữ gìn phương tiện, tài sản được giao.

• Liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch

vụ trong cả nước và trên thế giới để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

• Một số kế hoạch cụ thế trong thời gian tới: Tiếp tục giao dịch tìm mua thêm một tàu

container có sức chở 500- 700 TEU, nâng cấp sửa chữa bãi Cảng Greenport, hoàn thành thủ tục đầu tư và san lấp mặt bằng 10Ha bãi chứa container tại Đình Vũ- Hải Phòng.

3.2.3 Những giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ vận tải biển của GSLINES

Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của dịch vụ vận tải biển trong nền kinh tê quốc dân, ngành dịch vụ vận tải biển đã và đang là một nguồn lợi khổng lồ nhưng nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các DN Việt Nam nói chung và GSLINES nói riêng mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ đó. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ vận tải biển của công ty.

a. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Trong hoạt động dịch vụ vận tải biển, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến tay người nhận. Ta thấy GSLINES mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong thị trường dịch vụ vận tải biển một phần là do chất lượng dịch vụ chưa cao. Do vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc chiến tranh giá cả, GSLINES không thể lại được với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.

Để làm được điều đó, trước hết dịch vụ của công ty phải đáp ứng được những yêu cầu là nhanh gọn, chính xác, an toàn với chi phí thấp nhất có thể. Muốn vậy, công ty nên tự mình xây

dựng một số chỉ tiêu như thời gian hoàn thành công việc hợp lý, theo dõi kết quả dịch vụ, đánh giá của khách hàng. Về lâu dài, GSLINES phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế biên soạn và chính thức ban hành năm 1987. Để giành được chứng chỉ này các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ dịch vụ mà cả chất lượng con người. Ngoài ra, tạo ra dịch vụ tốt cũng tức là tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích cụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đến tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra.. Những dịch vụ bổ sung này mang tính chất như một loại chất xúc tác duy trì và củng cố quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và khai thác cảng biển. Thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, công nghệ đang được áp dụng trong kinh doanh, khai thác vận tải đa phương thức, vận tải biển, áp dụng các hệ thống quản lý logistics bằng điện tử của các nước có hệ thống này phát triển như Singapore, Hồng Kông…. Cụ thể như hệ thống khai báo, đăng ký trực tuyến: cho phép cộng đồng vận tải biển khai báo trực tuyến công ty những nội dung theo quy định như thời gian đến và đi của tàu, hàng hóa có tính chất nguy hiểm... Quá trình xử lý và xác thực thông tin được tiến hành trên mạng và việc cho phép xác thực được thực hiện ngay trong lần giao dịch đầu tiên( Hiện tại ở Singapore đã đưa hệ thống này tên là Marinet vào hoạt động và rất thành công). Ngoài việc sử dụng công nghệ để đẩy nhanh dòng thông tin, công ty cần sử dụng những hệ thống ra-đa và các hệ thống liên lạc tiên tiến khác để giám sát tàu.

b. Đầu tư và nâng cấp các phương tiện vận tải

Hiện nay công ty đã và đang đầu tư rất nhiều vốn vào việc mua và nâng cấp sửa chữa các phương tiện vận tải biển. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và hệ thống mạng lưới đại lý ở nước ngoài là một việc cần thiết hiện nay.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty để đi vào hoạt động dịch vụ vận tải biển hiện nay là chưa đủ. Cần phải xây dựng thêm các hệ thống kho bãi, kho ngoại quan, kho lạnh, cảng biển và hệ thống điều hành thương mại điện tử để làm các trạm phân phối hàng hóa đến nơi nhận hàng một cách có hệ thống và dễ dàng thông báo với các khách hàng về nơi hàng hóa của họ đang đi đường, tạo sự yên tâm và tin cậy của khách hàng. Ðầu tư lắp đặt mới các phương tiện vận tải, xếp dỡ hàng hóa hiện đại như: phương tiện vận tải bộ, tàu hỗ trợ, phương tiện xếp dỡ với các loại cần trục cỡ lớn, xe nâng hạ container, cơ giới hóa hầm tàu, kho bãi và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sau bến.

Vì hiện tại công ty mới có hệ thống cảng biển như là càng Greenport , vì vậy công ty nên xây dựng thêm các cầu cảng từ các cảng này , hiện đại hóa các cảng biển và xây dựng thêm các

kho hàng ở các trạm nghỉ lớn để phục vụ dịch vụ vận tải biển. Các cảng mới cần xây dựng với tổ chức bộ máy gọn nhẹ, thay đổi phong cách phục vụ đã tạo nên sự cạnh tranh.

c. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty

Để công ty phát triển lâu dài, công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình.Trước hết là trình độ về nghiệp vụ, công ty cần thường xuyên tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các cán bộ kinh doanh. Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo ngắn hạn với dài hạn, vừa học vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trước hết cần đầu tư bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ tinh thông về nghiệp vụ vận tải biển , hiểu biết sâu rộng về địa lý, luật lệ tập quán của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có nghệ thuật thuyết phục khách hàng.

Công ty cần cử cán bộ ra nước ngoài học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn hàng, thực hiện các giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mới.

Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mọi cán bộ luôn phải tự học tập, trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho các CBCNV cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

- Tuyên truyền để nâng cao ý thức của mọi CBCNV trong công việc, trong sử dụng thiết bị, tài sản của công ty.

- Đưa ra nội quy chặt chẽ, chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tốt đối với người có sáng kiến cải tiến công việc.

- Chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc

d. Mở rộng thị trường của công ty

Đây là một giải pháp để đạt được mục tiêu về lợi nhuận, tăng cường vị thế và mục tiêu an toàn. Có mở rộng được thị trường thì mới đảm bảo được lợi ích lâu dài của công ty cũng như các CBCNV của công ty cũng như nâng cao triển vọng phát triển của công ty. Vậy công ty cần phải có 1 chiến lược lâu dài trong việc mở rộng thị trường. Có 2 hình thức mở rộng thị trường đó là:

- Cho đến nay, công ty mới chỉ hoạt động chủ yếu ở các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc…và vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng mà công ty chưa thể lấn sân sang như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi…

- Công ty cần khai thác sâu hơn thị trường mà công ty đang có bằng cách thu hút thêm khách hàng, củng cố thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống bằng chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lý của mình. Hình thức này công ty có thể áp dụng cho thị trường Trung Quốc vì thì trường rộng và có văn hóa, tập quán khá tương đồng với Việt nam. Mở rộng thị trường dó là một việc không hề đơn giản vì mỗi thị trường lại có những đặc điểm về kinh tế, xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán không giống nhau. Vì vậy công ty cần thực hiện một số công việc như sau:

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Khi tiến hành nghiên cứu thị trường công ty cần tìm hiểu về phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường đó. Sau đó nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ vận tải biển ở đó. Tiếp theo công ty cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó, những đối thủ cạnh tranh chính có điểm mạnh điểm yếu gì? Để từ đó có một chiến lược tốt nhất cho việc mở rộng thị trường. Sau khi đã có đầy đủ các thông tin nghiên cứu thị trường, công ty cần lựa chọn một số thị trường phù hợp để tiếp cận qua nhiều phương thức khác nhau có thể tự thâm nhập hoặc qua trung gian bằng cách liên doanh liên kết với công ty nước ngoài. Mở rộng mạng lưới đại lý của công ty tại nước ngoài để không chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty mà còn nhằm phát triển dịch vụ vận tải biển , xây dựng mạng lưới đại lý của công ty tại các quốc gia có lượng hàng hoá lớn ra vào Việt Nam hay khu vực để thực hiện các dịch vụ cung cấp khi cần thiết.

e. Giải pháp về nguồn vốn

Đa dạng hóa nguồn vốn đa sở hữu các hoạt động huy động vốn nhà nước, vốn Tổng công ty và các nguồn khác như vay vốn trong, ngoài nước, liên doanh liên kết nhằm đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp như đầu tư từng giai đoạn theo nhu cầu của thị trường lấy từ nguồn thu từ khấu hao, lợi nhuận để đầu tư phát triển tối đa hóa công suất các công trình đầu tư.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của công ty tnhh vận tải biển ngôi sao xanh (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w