Vấn đề vùng trống trong giao thức DRQC

Một phần của tài liệu cải tiến và đánh giá hiệu năng mạng định tuyến đi vòng dựa trên phân loại nút theo góc phân tử (Trang 27 - 28)

Có nhiều giao thức định tuyến địa lý dùng chiến lược tham lam để chuyển tiếp gói tin tới đích, các giao thức chọn nút chuyển tiếp thuộc hàng xóm của nút gửi sao cho nút hàng xóm là nút có khoảng cách ngắn nhất tới nút đích chúng được gọi là các nút tiếp theo (Next hop). Tuy nhiên rào cản trong các địa hình tự nhiên thường dẫn đến chiến lược tham lam sẽ bị lỗi khi tìm kiếm đường đi bởi vì các rào cản tồn tại trong địa hình tự nhiên, khi đó nhiều nút có thể không thể tìm thấy các nút hàng xóm gần với nút đích hơn chính nút đó. Vấn đề này được gọi là vùng tối thiểu - local minima (vùng trống). Khi vấn đề local minima xảy ra trong quá trình chuyển tiếp một gói tin, có nhiều giao thức định tuyến đã xóa gói tin tuy nhiên vẫn có khảnăng tìm thấy đường đi tới đích.

Hình 2-2. Vùng trống trong giao thức DRQC7

Hình 2-2, nút nguồn A gửi gói tin đến nút đích J, khi gói tin được gửi tới nút tiếp theo là D. Tại nút D các chiến lược tìm kiếm tham lam sẽ so sánh khoảng cách các nút hành xóm của D với chính nút D. Trong trường hợp này sẽ

không có nút hàng xóm nào thỏa mãn là hàng xóm của D và có khoảng cách gần nhất với nút đích khác D. Chính vì vậy gói tin gửi tới D sẽ bị xóa, điều đó dẫn

đến việc gửi gói tin từ A đến J sẽ không thực hiện thành công đối với các chiến

lược tham lam. Để giải quyết vấn đề này, các thuật toán định tuyến đã kết hợp nhiều chiến lược tìm kiếm để có thể gửi gói tin đến nút đích bằng nhiều cách.

Một phần của tài liệu cải tiến và đánh giá hiệu năng mạng định tuyến đi vòng dựa trên phân loại nút theo góc phân tử (Trang 27 - 28)