Đối với cấp cơ sở, chiến lược và kế hoạch đầu tư phải phù hợp và phục vụ chiến lược , kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.Nhưng chiến lược và kế hoạch đầu tư ở cấp cơ sở bao gồm :
- Kế hoạch huy động vốn
- Kế hoạch thực hiện tiến trình đầu tư
- Kế hoạch thu chi của các công trình đầu tư - Kế hoạch trả nợ
…
Với cấp cơ sở khi đã có chiến lược và kế hoạch kinh doanh thì việc đầu tư là khâu đầu tiên trong từng bước để thực hiện được chiến lược ấy vì thế chúng ta phải xây dựng được chiến lược và kế hoạch đầu tư, không để xảy ra tình trạng làm từng bước nhỏ lẻ, làm đến đâu hay đến đấy sẽ ảnh hưởng đến định hướng lâu dài và không thể bao quát tính toán các sự cố , trường hợp khác có thể xảy ra .Có thể nó khâu chuẩn bị này rất quan trọng thành bại của việc kinh doanh sẽ được quyết định phần nhiều ở khâu đầu tiên này.
Ví dụ:
Công ty sản xuất thức ăn gia súc – gia cầm Hoàng Gia có kế hoạch phát triển kinh doanh sang khu vực miền trung, để giảm chi phí vận chuyển và khai thác được nguồn nguyên vật liệu tại chỗ thì công ty có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn.Để phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh thì trước tiên công ty phải có kế hoạch xây dựng nhà máy với công suất bao nhiêu, xây chuyền sản xuất thế nào , nguồn vốn, tiến độ xây dựng để phù hợp vế thời điểm thâm nhập thị trường….
1.3.2.Tổ chức lập dự án đầu tư
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư , quản lý hoạt động đầu tư của các cơ sở được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến các giai đoạn lập dự án tiền khả thi và khả thi .
Khi lập dự án đầu tư và để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư thì khâu lập dự án đóng vai trò rất quan trọng.Sự thành bại của dự án nằm ở việc lập dự án có đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác, tin cậy.Vì thế chúng ta phải quản lý đầu tư ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án , quản lý các giai đoạn lập dứ án khả thi, tiền khả thi, các khâu như khảo sát số liệu thực tế, xây dựng hệ thống kĩ thuật… phải thật chặt chẽ ngay từ đầu thì mới đảm bảo sự an toàn và tin cậy để quyết định hiệu quả đầu tư.
Một số hạn chế trong khâu tổ chức lập dự án đầu tư cần phải chú ý đó là : bám sát thực tế, tính toán cụ thể những trường hợp có thể sảy ra, trung thực trong thông tin và người lập dự án phải có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công tác lập dự án, tránh những sai sót đánh tiếc có thể xảy ra.
1.3.3.Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Đây là khâu cần phải quản lý nhiều nhất vì là khâu thực hiện phải đưa tất cả các kế hoạch nằm trên giấy vào thực tế.Dù đã lập kế hoạch trên giấy , có chiến lược nhưng khi đi vào thực tế sẽ không tránh khỏi các vấn đề phát sinh không nằm trong dự tính ban đầu vì thế tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư này cần phải sát sao từng khâu một, tổ chức các phòng ban quản lý từ thấp đến cao, quản lý ở từng vấn đề như tài chính, kĩ thuật, nhân công, vật tư... để tránh sai xót .
Nội dung bao quản lý ở khâu này bao gồm: -Tổ chức đầu thầu để lựa chọn nhà thầu -Ký kết các hợp đồng
-Quản lý tiến độ , vốn đầu tư, chất lượng, rủi ro, thông tin, hoạt động mua bán…
Giai đoạn tiếp theo cần phải quản lý là giai đoạn vận hành, giai đoạn này là đưa kết quả đầu tư vào sản xuất.Nội dung bao gồm:
-Quản lý tốt máy móc thiết bị
-Thực hiện duy trì bảo dưỡng thường xuyên -Sử dụng tối đa công suất
…..
Thực tế Việt Nam thường để xảy ra sai sót nhiều nhất ở khâu quản lý này: việc lập kế hoạch, duyệt dự án hoàn thành tốt rồi nhưng khâu thực hiện đầu tư lại là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả đầu tư. Nhưng ở nước ta khâu này còn rất nhiều hạn chế như : không đúng tiến độ, sai lệch kĩ thuật, chi phí vượt mức dự tính… mà do nhiều nguyên nhân hình thành nên như là : chuyên môn kinh nghiệp của ban quản lí còn yếu kém; xảy ra tình trạng tham nhũng tham ô, rút ruột công trình ; điệu kiện thời tiết thiên nhiên… Do đó phải nâng cao trình độ của ban quản lý và phải lường trước tính toán được các tình huống xấu có thể xảy ra để có biện pháp kịp thời .
Ví dụ:
Xây dựng trường đại học kinh tế quốc dân với nhà thầu là tổng công ty xây dựng bộ quốc phòng 36. Theo thiết kế, công trình có một tòa tháp đôi 19 tầng và 13 tầng, tổng diện tích gần 96.000m2 sàn. Công trình chính thức được khởi công xây dựng vào năm 2006, với tổng mức đầu tư là 518,1 tỷ đồng. Thời gian dự án hoàn thành vào năm 2010.
Tuy nhiên cho đến nay, công trình đang bị “đắp chiếu” và mức trượt giá thời điểm hiện tại của công trình đội giá lên khoảng 1.400 tỷ đồng.Đây là ví dụ điển hình cho việc quản lý lập dự án đầu tư và đưa vào thực hiện đầu tư, mấu chốt của vấn đề ở đây là công tác cấp vốn đề thực hiện dự án đã không có kế hoạch cụ thể, gây ảnh hưởng và tổn thất nặng nề cả về kinh tế đến vấn đề công tác giáo dục trong trường.