BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu nâng cao hứng thú và kết quả học tập phần ii lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (Trang 32 - 33)

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau

Trong mỗi tiết học giáo viên giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu, câu hỏi định hướng nhận thức và phân bố thời gian hợp lí để học sinh tiếp nhận thông tin Khi dạy học giáo viên không quá cứng nhắc về phương pháp, mà phải có sự linh hoạt trong từng bài giảng. Thông thường giáo viên chỉ tính đến khối lượng kiến thức cần cung cấp trong một thời lượng qui định, chứ không tính đến việc tiếp thu của học sinh. Trong dạy, học luôn luôn đặt ra các vấn đề: “nội dung và mục đích truyền thụ kiến thức cơ bản là gì?”, “phương pháp nào có hiệu quả nhất?”….người giáo viên luôn luôn đảm nhiệm vai trò một người quản trò, chỉ tổ chức - hướng dẫn. Học sinh phải thực sự nhập cuộc vào bài học , chủ động trong suy nghĩ và hình thành ý tưởng.Giáo viên cần đưa ra các chủ đề để học

sinh tham gia thảo luận, nhất là thảo luận nhóm. Trước đây theo lối học cũ, học

sinh quay mặt vào nhau cùng tìm hiểu một nội dung trong thời gian vài phút, gạch sách giáo khoa, giơ tay phát biểu. Bằng sơ đồ tư duy, mỗi nhóm cùng nhau hoàn thành một tác phẩm sơ đồ theo ý tưởng riêng của từng cá nhân, nhóm nên rất đa dạng, phong phú và lôi cuốn cả lớp tham gia. Chúng ta cần đa dạng hóa “cách học” và “cách dạy”. Dạy học mà khuôn cứng là bóp chết lòng đam mê học tập của học sinh.

Tùy theo dạng bài mà giáo viên và học sinh khai thác sơ đồ tư duy nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Trong tiết học, giáo viên phải tạo tâm lí thoải mái bằng các chiêu trò của mình, giáo viên khuấy động lớp, gây hứng thú, hướng người học theo ý đồ của mình.

Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin, giáo viên phải bao quát lớp, lưu ý thái độ học tập của học sinh để có cách vận dụng phù hợp, tránh áp đặt; phát huy việc hình thành ý tưởng của người học.

Đối với học sinh cần đòi hỏi sự nghiêm túc trong quá trình học tập. Sự đầu tư thời gian và công sức là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công. Nếu học sinh nghĩ rằng chỉ cần học thuộc các sự kiện trong sách giáo khoa thì quá đơn giản. Học lịch sử cũng hình thành tư duy lịch sử - đó là việc nhận thức quá trình diễn biến của xã hội, nguồn gốc tự nhiên, các giai đoạn phát triển và triển vọng tương lai. Đó là mối quan hệ giữa sự kiện với bối cảnh lịch sử, giữa quá khứ - hiện tại - tương lai; giữa người học - lí luận - thực tiễn.

Học sinh không nên hiểu chỉ học trong sách giáo khoa mà cần hỗ trợ làm giàu vốn hiểu biết thông qua kiến thức môn học khác, hoặc tài liệu tham khảo; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học.

Đối với giáo viên dạy học trước hết phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về chuyên môn để từ đó tìm ra các phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp với đối tượng người học nhằm đạt hiệu quả học tập. Dạy học bằng cả trái tim và khối óc. Dạy bằng trái tim là tìm sự rung cảm. Dạy bằng khối óc là truyền đạt tri thức.

Học sinh nên học theo trình tựsách giáo khoa, vì các mốc phân kì lịch sử trong sách giáo khoa rất quan trọng giúp học sinh xác định bài, chương, giai đoạn…, từ đó việc ôn tập, kiểm tra dễ dàng.

Thông thường học sinh rất ngại học với sơ đồ tư duy vì cho rằng bài kiểm tra thấp điểm do không được giáo viên “đọc chép” cả câu văn, mà chỉ là các từ khóa, hình ảnh…; đó chỉ là quan niệm cũ, một chiều. Để làm tốt bài kiểm tra học sinh lưu ý.

+ Học sinh đọc kĩ đề, phân tích giới hạn, thời gian, không gian, đối tượng, nội dung mà câu hỏi đề cập tránh trả lời lan man. (thừa hoặc thiếu)

+ Tùy theo dạng đề, trắc nghiệm toàn phần hay vừa trắc nghiệm vừa tự luận sẽ có số câu nhiều, ít mà xác định câu khó, dễ để giải quyết. Nên làm câu dễ trước, khó sau.

+ Học sinh không nên làm nháp ra giấy vì mất thời gian trình bày vào bài. Các em nên lợi dụng chức năng của sơ đồ tư duy hình thành dàn ý và sau đó triển khai vào bài.

Một phần của tài liệu nâng cao hứng thú và kết quả học tập phần ii lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)