Xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Xử lý chất thải rắn tại độ thị ở Việt nam (Trang 39 - 43)

Chất thải rắn chưa phân loại Kiểm tra bằng mắt Cắt xé hoặc nghiền nhỏ

4.4. xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Văn Lâm

Tại huyện Văn Lâm ủ phân dang có nhu cầu và rất khan hiếm đất đai tại nhiều vùng đang bị suy thoái. Sản phẩm phân ủ làm ra sẽ được tiêu thụ ngay tại các vùng nông nghiệp trong huyện và các khu vực lân cận. Ngay tại nhà máy có khu vực dành để trộn phân ủ với NPK làm tăng khả năng dinh dưỡng của phân. Phân ủ không bị nhiễm kim loại nặng do đó thích hợp cho ruộng lúa và vườn rau.

Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ sản xuất phân vi sinh là một trong những phương pháp phù hợp với điều kiện của các đô thị Việt Nam nói chung và của huyện Văn Lâm nói riêng. Phân hữu cơ vi sinh có hàm lượng đinh dưỡng cao, khi được phối trộn hợp lý tỷ lệ và hàm lượng N,P,K sẽ cho các loại phân hữu cơ vi sinh các nhau, phục vụ nhiều đối tượng cây trồng như: Rau,hoa,cây cảnh,chè,cây lương thực,ăn quả.

Ủ phân là phương pháp an toàn nhất để đưa chất thải hữu cơ trở lại môi trường. Khi được kiểm soát đúng đắn, phương pháp này có thể được tăng tốc, gia tăng khối lượng được chuyển hóa thành sản phẩm có ích. Một hệ thống ủ phân được thiết kế và quản lý đúng sẽ loại trừ nguy cơ tạo ra các vi khuẩn gây bệnh cũng như các hóa chất có mùi độc hại.

Vấn đề cơ bản của phương pháp ủ phân, ở mức độ nào đó, là sự thỏa hiệp giữa các mức độ xử lý và các tạp chất. Những tạp chất không tốt cho quá trình ủ phân như thủy tinh vụn, kim loại nặng, những hóa chất hữu cơ độc hại do công nghiệp thải ra. Ngay cả đối với vật liệu trơ như nhựa cũng có thể làm giảm khả năng thương mại của phân ủ. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân hữu cơ có thêm NPK hiện đang lớn hơn khả năng cung cấp. Đặc biệt là ở huyện Văn Lâm. Điều này cho ta thấy nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp là rất lớn.Vì vậy việc xây dựng nhà máy ủ phân tại huyện Văn Lâm là vô cùng cần thiết.

Giải pháp đưa ra là xây dựng một nhà máy xử lý chất thải rắn xử dụng công nghệ Composting, vừa có thể xử lý được phân bùn bể phốt và vừa có thể xử lý được rác hữu cơ. Theo công nghệ này có hai giải pháp được đưa ra và so sánh lựa chọn.

* Phương án 1:

Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của Khu ĐT và CN Tràng Cát Trong 2 giai đoạn từ năm 2011 - 2030 được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp Đại Đồng

Sơ đồ công nghệ PA1 * Phương án 2:

Tiến hành xây dựng khu liên hợp chế biến phân vi sinh bằng phương pháp ủ sinh học và chôn lấp rác không thể tái chế

+ Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện qua quá trình phân loại tại nguồn: - Chất Trơ :được đưa đến bãi chôn lấp thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh

- Chất Hữu cơ: được đưa đến nhà máy chế biến phân vi sinh + chất trơ sau khi ủ được chôn lấp tại nhà máy.

Sơ đồ công nghệ PA2 KẾT LUẬN

Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức không lường trước được về mặt môi trường, trong đó, tác động của chất thải rắn và nước thải đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.

Riêng về chất thải rắn, ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8

Nguồn phát sinh Thu gom sơ

cấp

Thu gom vận chuyển

Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn

ủ sinh học Chôn lấp

Môn học: Xử lý chất thải rắn Trường Đại học Xây Dựng

triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), Các chất thải nguy hại (trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, và các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp) chiếm 1% trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam. Mặc dù phát sinh với khối lượng ít, song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, chất thải nguy hại sẽ là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường.

Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. Ngược lại, lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh chất thải của dân đô thị (0,3 kg/ người/ ngày so với 0,7 kg/ người/ ngày) và phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị.

Chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển: Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại.

Chất thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Ngoài ra, nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn hóa chất tồn lưu bao gồm các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa trong

khi đó, chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xử lý chất thải, bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, thu gom, xử lý và tiêu hủy, là khâu rất quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập được một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả để có thể giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe người dân. Phần lớn chất thải sinh hoạt ở Việt Nam không được tiêu hủy một cách an toàn, tuy nhiên, hoạt động của các công ty môi trường đô thị (URENCO), là cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện thu gom và tiêu hủy chất thải sinh hoạt, đã có những cải tổ đáng kể. Xử lý một cách hợp lý chất thải nguy hại được quy định là trách nhiệm của các cơ sở y tế và công nghiệp, tuy nhiên việc triển khai thực hiện vẫn còn hạn chế. Tái chế và tái sử dụng chất thải là một ngành công nghiệp năng động ở Việt Nam, với một mạng lưới gồm những người nhặt rác ở các bãi chôn lấp, các cơ sở thu gom và thu mua chất thải thuộc khu vực tư nhân.

Tái chế chất thải là phương thức xử lý khá phổ biến ở Việt Nam: Các hộ gia đình thường có thói quen chọn các loại chất thải có khả năng tái chế được như kim loại và giấy để bán cho những người thu mua đồng nát (ve chai) hoặc là bán thẳng cho các cơ sở thu mua trong vùng. Các loại chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế còn được phân loại và sau đó đem bán cho các cơ sở tái chế. Thị trường tái chế ở Việt Nam khá sôi động mà phần lớn là do khu vực tư nhân kiểm soát. Ví dụ, ở Hà Nội thị trường này cho phép thực hiện tái chế với khoảng 22% lượng chất thải phát sinh. Trong lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng thực hiện tái chế được đối với 80% lượng chất thải của ngành. Những người thợ thủ công mỹ nghệ và công nhân làm việc trong các làng nghề đã rất thành công trong việc tái chế và tái sử dụng trên 90% chất thải rắn có khả năng tái chế được của cơ sở mình.

Thị trường các chất thải tái chế được rất có tiềm năng mở rộng: ở Việt Nam, khoảng 32% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị (tương đương với 2,1 triệu tấn/năm) hiện đang được đem tiêu hủy lại là các chất thải có khả năng tái chế được như giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh. Nếu tiến hành tái chế lượng chất thải này thì sẽ có khả năng giảm một cách đáng kể chi phí tiêu hủy chất thải và tạo cơ hội giúp khu vực tư nhân và rất nhiều người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các vật liệu tái chế. Chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính, doanh số thu được từ hoạt động tái chế mỗi năm có thể lên đến gần 135 tỷ đồng.

Tỷ lệ chất hữu cơ (trong chất thải sinh hoạt) cao là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải thành phân compost mà nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí

Môn học: Xử lý chất thải rắn Trường Đại học Xây Dựng

tiêu hủy nếu như sản xuất được các loại phân bón phù hợp với các điều kiện thị trường, ví dụ để sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả vấn đề chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến phân còn kém và các hoạt động tiếp thị chưa được thực hiện tốt. Hiệu quả của việc triển khai các cơ sở chế biến phân compost tập trung sẽ tăng lên đáng kể nếu chúng ta thúc đẩy phát triển thị trường phân compost và thực hiện thành công việc phân loại chất thải tại nguồn.

Một phần của tài liệu Xử lý chất thải rắn tại độ thị ở Việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w