Về nội dung của phương pháp DCF

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Xét về nội dung, phương pháp dòng tiền chiết khấu để thẩm định giá doanh nghiệp cho mục tiêu cổ phần hoá, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, là một biến thể của mô hình DCF đã được thảo luận trong tiểu mục [ thuộc chương hai: Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM), phiên bản tăng trưởng hai giai đoạn, thuộc nhóm biến thể các mô hình điều chỉnh tỷ suất chiết khấu. Theo đó, doanh nghiệp được giả định là sẽ có tốc độ tăng trưởng dự kiến cao và không đổi trong giai đoạn đầu, rồi sau đó giảm đột ngột xuống mức tăng trưởng ổn định, kéo dài vô tận.

Việc sử dụng biến thể DDM của các mô hình DCF trong thẩm định giá doanh nghiệp là sự lựa chọn phù hợp trong điều kiện Việt Nam hiện nay, vì lẽ việc dự báo dòng tiền cổ tức đòi hỏi ít các giả định hơn, và cũng dễ thực hiện hơn so với việc dự báo dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu hay dòng tiền tự do của doanh nghiệp (vốn dĩ đòi hỏi nhiều giả định hơn và quy trình tính toán rất phức tạp).

băn khoăn về kỹ thuật dự báo dòng tiền cổ tức kỳ vọng theo hướng dẫn hiện hành. Đồng thời, việc hướng dẫn áp dụng biến thể DDM, phiên bản tăng trưởng hai giai đoạn cho các doanh nhiệp khác nhau, với những đặc thù hoạt động khác nhau rất có thể sẽ trở thành cứng nhắc và không thích hợp. Nên chăng cần có hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng các phiên bản tăng trưởng khác của biến thể DDM trong những tình huống thẩm định giá khác nhau? Giá trị kết thúc của doanh nghiệp được xác định theo mô hình tăng trưởng ổn định Gordon. Dĩ nhiên, về mặt lý thuyết, có những cách khác nhau cho phép ước lượng được giá trị kết thúc này. Và vấn đề đặt ra là nên chăng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có cơ hội đối chiếu kết quả tính toán, lựa chọn được kết quả phù hợp nhất?

3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH DCF

TRONG THẨMĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Mặc dù những đề xuất dưới đây đựợc đưa ra trên cơ sở phân tích và theo đuổi việc cải tiến quy trình thẩm định giá doanh nghiệp theo mô hình DDM, một biến thể của DCF, phục vụ cho mục tiêu cổ phần hoá, không có gì cản trở chúng ta mở rộng phân tích của mình trong một bối cảnh rộng rãi hơn, để có thể sử dụng một cách thích hợp mô hình này phục vụ cho các mục tiêu thẩm định giá doanh nghiệp đa dạng khác.

Như đã nêu trong lời mở đầu, các đề xuất cải tiến, dù ở khía cạnh nào, cũng phải bám sát những nguyên tắc xuyên suốt được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đồng thuận là: Đảm bảo sự rõ ràng, đơn giản ở mức cần thiết về quy trình, dễ vận dụng, dễ nhận thức (không chỉ bởi các thẩm định viên, mà còn bởi các đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá), phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, tài chính của Việt Nam. Có tính đến đặc thù là đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết, tính thanh khoản kém, khả năng đa dạng hoá đầu tư và phân tán rủi ro thấp. Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và được thế giới công nhận.

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w