II. HỌC TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH VỀ CÁC NỘI DUNG:NHẬN
3. Transistor quang (Phototransistor)
Mục tiêu
+ Hiểu được cấu tạo của Transistor quang + Biết được một số kiểu ghép quang tranistor
3.1 Cấu tạo:
Vế cấu tạo quang transistor coi như gồm có một quang diode và một transistor. Trong đó quang diode làm nhiệm vụ cảm biến quang điện và transistor làm nhiệm vụ khuếch đại.
Độ khuếch đại của photo transistor từ 100 1000 lần và độ khuếch đại không tuyến tính theo cường độ ánh sáng chiếu vào mối nối.
Tần số làm việc của photo transistor khoảng vài trăm KHz , trong khi đó tần số làm việc của photo diode khoảng vài MHz .
Độ nhạy của photo transistor gấp vài trăm lần so với photo diode .
Hình 4.8: Cấu tạo và ký hiệu quang tranisitor 3.2 Các mạch ứng dụng dung quang tranisitor
Trường hợp bỏ hở cực B thì mạch làm việc theo nguyên lý transistor quang, nếu bỏ hở cực E thì mạch làm việc theo nguyên lý của quang diode.
Hình 4.9a: Dùng transistor quang để ghép darlington với transisitor công suất để điều khiển rơle RY. Khi được chiếu sáng quang transistor dẫn làm transistor công suất dẫn cấp điện cho rơle.
Hình 4.9b: Lấy điện thế VC của quang transistor để phân cực cho cực B của transistor công suất. Khi quang transistor được chiếu sáng sẽ dẫn điện làm VC giảm, cực B của transistor công suất không được phân cực nên ngưng dẫn và rơle RY không được cấp điện.;
Hình 4.9c: Dùng transistor công suất loại PNP. Khi quang transistor được chiếu sáng sẽ dẫn điện tạo sụt áp trên điện trở R để phân cực cho B cực transistor công suất loại PNP dẫn điện cấp điện cho rơle
Đồng hồ ánh sáng ( quang kế ) : Trong nhiếp ảnh và trong phòng thí nghiệm khi cần một quang kế ta có thể lắp mạch đơn giản như hình 20-2d . Ở đây dùng quang transitor loại Darlington. Biến trở 5KΩ là để chỉnh điểm chuẩn cho quang kế.
HÌnh 4.10: Quang kế