Bố trí thí nghiệm để theo dõi tốc độ phát triển của các loài tảo nuôi và theo dõi biến động một số yếu tố môi trường.
4.2.3.1Theo dõi sự tăng trưởng của một số loài tảo (ở thể tích 2 lit)
+ Tảo N. oculata với mật độ cấy ban đầu là 10.5±0.5 (x 106 tb/ml) sau 6 ngày nuôi đạt mật độ cực đại 76.4±3.77 (x 106 tb/ml) tăng 627.6 % so với giống ban đầu, từ ngày thứ 7 mật độ tảo bắt đầu giảm.
b, Tăng trưởng Tetraselmis chui
+ Tảo T. chui với mật độ cấy ban đầu là 2.4± 0.18 (x 106 tb/ml) sau 4 ngày nuôi đạt mật độ cực đại 10.5±1.33 (x 106 tb/ml) tăng 337.5 % so với giống ban đầu, từ ngày thứ 5 mật độ tảo bắt đầu giảm nhẹ, từ ngày thứ 6 trở đi là bắt đầu pha tàn.
+ Tảo I. galbana với mật độ cấy ban đầu là 8.2± 0.17 (x 106 tb/ml) sau 5 ngày nuôi đạt mật độ cực đại 39.8±3.68 (x 106 tb/ml) tăng 385.4 % so với giống ban đầu, từ ngày thứ 5 mật độ tảo bắt đầu giảm và bắt đầu pha tàn.
+ Tảo C. vulgaris với mật độ cấy ban đầu là 6.6± 0.19 (x 106 tb/ml) sau 4 ngày nuôi đạt mật độ cực đại 51.8±3.89 (x 106 tb/ml) tăng 684.8 % so với giống ban đầu, từ ngày thứ 5 mật độ tảo bắt đầu giảm và bắt đầu pha tàn.
4.2.3.2Theo dõi sự biến động pH trong các bể nuôi tảo (Vnuôi = 2 lít).
Bảng 17 biến thiên pH ở các loài tảo nuôi (trong phòng thí nghiệm) Loài tảo Pha bắt đầu (1) pha tăng trưởng (2) Pha dừng (3)
N. oculata 8.8±0 9.3±0.1 9.2±0.1
T. chui 8.8±0.0 8.9±0.0 8.9±0.1
I. galbana 8.8±0.1 9.1±0.2 8.8±0.2
Mức pH thuân lợi cho đa số các loài tảo là 7 – 9 và mức thuận lợi nhất là 8.2 – 8.7, nếu pH quá cao hoặc quá thấp đều trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của tảo (Ukeles R, 1971).
+ Qua bảng và đồ thị theo dõi biến thiên pH trong các bình nuôi ờ thể tích 2 lít cho ta thấy:
- Với mật độ giống ban đầu khác nhau N. oculata là 10.5±0.5 (x 106 tb/ml), T. chui là 2.4± 0.18 (x 106 tb/ml), I. galbana là 8.2± 0.17 (x 106 tb/ml) và C. vulgaris là 6.6± 0.19 (x 106 tb/ml) nhưng mức pH ở thời điểm ban đầu là tương đối giống nhau ở tất cả các loài có giá trị là 8.8 ± 0.2.
- Khi các loài tảo đạt giá trị cực đại thì giá trị pH biến thiên rất khác nhau ở các loài:
N. oculata là 9.3±0.1, T. chui là 8.9± 0.0, I. galbana là 9.1± 0.2 và C. vulgaris là 9.4± 0.2.
- Khi tảo ở pha dừng pH của các loài có xu hướng giảm nhẹ, Riêng T. chui hầu như không giảm (pH = 8.9±0.1).
Như vậy
- Mật độ tảo ban đầu không ảnh hưởng tới pH trong các bình nuôi. - Trong các bình nuôi tảo pH biến thiên tỷ lệ thuận với mật độ tảo.
- Tại thời điểm tảo đạt mật độ cực đại, pH tương đối cao so với khoảng 7 – 9.
4.2.3.3Theo dõi sự biến động Ammonia trong các bể nuôi tảo
Bảng 18 Biến thiên NH3-N ở các loài tảo nuôi (trong phòng thí nghiệm) Loài tảo Pha bắt đầu (1) pha tăng trưởng (2) Pha dừng (3)
N. oculata 0.067±0.008 0.041±0.015 0.056±0.013
T. chui 0.387±0.169 0.103±0.049 0.065±0.033
I. galbana 0.116±0.05 0.741±0.778 0.295±0.111
4.2.3.4Theo dõi sự biến động pH và NH3_N của tảo Tetraselmis chui ở các thể tích nuôi ngoài trời
Bảng 18 Biến thiên NH3-N ở các loài tảo nuôi (ngoài trời)
Vnuôi (m3) pH
NH3 _N
Ngày cấy Thu hoạch Ngày cấy Thu hoạch
0.5 9.050 9.350 0.136 0.141
1 8.400 8.700 0.019 0.134
+ PH ở các bể nuôi tảo ngoài trời cũng biến thiên tỷ lệ thuân với mật độ tảo nuôi. + PH của tảo T. chui ở các thể tích nuôi ngoài trời giá trị lớn hơn các bình nuôi 2 lít trong nhà và cũng có biên độ dao động lớn hơn.
4.2.3.5Theo dõi sự biến động nhiệt độ và độ mặn của ở các thể tích nuôi ngoài trời
Theo Guillard R.R.I (1997) khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển các loài tảo là 20 – 24 0C và khoảng nhiệt độ mà các loài tảo có khả năng chịu đựng là 16 – 27 0C.
+ Sẽ nhận xét về biến thiên nhiệt độ theo đợt, theo từng thể tích.
b, Theo dõi sự biến động độ mặn của ở các thể tích nuôi ngoài trời
PHẦN V