Các tính năng bổ sung 71 !

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển ứng dụng hỗ trợ thiết kế phần mềm trên môi trường web (Trang 73 - 75)

6.3.1.1. Hỗ trợ thêm nhiều loại lược đồ

Tại thời điểm thực hiện đề tài UML 2.0 đã hỗ trợ mười bốn loại lược đồ để phục vụ

công việc mô hình hóa hệ thống phần mềm. Tuy nhiên, do ứng dụng còn trong giới hạn khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cũng như giới hạn về mặt thời gian, kinh phí, và kinh nghiệm của nhóm thực hiện, nên ứng dụng chỉ mới hỗ trợ được ba loại lược đồ cơ

bản. Để ứng dụng thực sựđược sử dụng trong thực tiễn, nhóm dựđịnh sẽ tiếp tục phát triển ứng dụng để hỗ trợ thêm các loại lược đồ thường xuyên được sử dụng như:

• Lược đồđối tượng (object digram).

• Lược đồ thành phần (component diagram). • Lược đồ triển khai (deployment diagram). • Lược đồ trạng thái(state diagram).

• Lược đồ hoạt động(activity diagram).

6.3.1.2. Phát sinh mã nguồn từ lược đồ (Code Generation).

Một tính năng rất hay mà chỉ có ở một số công cụ thiết kế phần mềm trên môi trường desktop mới hỗ trợ và chưa tìm thấy ở các công cụ trên môi trường web đó là

72

sinh mã nguồn từ các lược đồ UML. Đây cũng là ý tưởng của một phương pháp phát triển phần mềm mới là Model-driven Software Development(MDSD). Với phương pháp này, các lập trình viên không cần phải viết mã nguồn nữa. Các lập trình viên chỉ

cần định nghĩa các mô hình theo chuẩn do các công cụ hỗ trợ MDSD quy định. Sau đó các công cụ này sẽ tựđộng phát sinh mã nguồn chương trình.

Có rất nhiều sự tranh cãi về phương pháp phát triển phần mềm MDSD này. Nhiều người cho rằng các mô hình rất khó thể hiện đầy đủ chi tiết thông tin giống như các lập trình viên tự tay viết mã nguồn. Hơn nữa, viết phát sinh mã nguồn là do các công cụ tự động thực hiện. Do đó rất dễ xảy ra các trường hợp mã nguồn sinh ra không như ý

muốn của người xây dựng mô hình.

6.3.1.3. Tạo lược đồ từ mã nguồn có sẵn (UML reverse engineering).

Với tính năng này các công cụ UML nhận đầu vào là các mã nguồn chương trình rồi tạo ra các lược đồ UML tương ứng. Một trong số những khó khăn khi cài đặt chức năng này mà nhóm chùng tôi nhận thấy được là mã nguồn chương trình thường chứa quá nhiều thông tin. Việc lọc ra các thông tin cần thiết để tạo các lược đồ UML là rất khó khăn.

6.3.1.4. Trao đổi lược đồ với các công cụ thiết kế phần mềm khác

Để một công cụ thiết kế UML có thểđọc được một lược đồ UML được tạo bởi một công cụ thiết kế UML khác thì bắt buộc phải có một chuẩn trao đổi thông tin được dùng chung giữa hai công cụ này. XML Metadata Interchange (XMI) là một chuẩn trong đó sử dụng ngôn ngữ XML để biểu diễn thông tin về các lược đồ UML để đổi giữa các công cụ thiết kế UML. Nhóm dựđịnh xây dựng thêm tính năng xuất lược đồ

ra tài liệu XMI để lược đồ cũng có thể được biểu diễn bởi các công cụ thiết kế UML khác, ví dụ như ArgoUML.

73

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển ứng dụng hỗ trợ thiết kế phần mềm trên môi trường web (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)