Thí nghiệm về khả năng lọc mùn bã hữu cơ của sò lông, sò huyết và

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng lọc mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào (nannochloropsis oculata) của sò huyết (anadara granosa), sò lông (anadara antiquata) và vẹm vỏ xanh (perna viridis) tại khánh hòa (Trang 26 - 67)

xanh ở các độ mặn khác nhau

2.3.3.1 Thí nghiệm với sò huyết

Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết ở 3 thang độ mặn khác nhau. Thí nghiệm được chia thành 4 lô trong đó 3 lô thí nghiệm có thả sò huyết và 1 lô đối chứng không thả sò huyết. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 4 lần.

Dùng 16 xô nhựa với dung tích 45 lít cho vào mỗi xô 40 lít nước biển đã qua xử lý. Cấp vào mỗi xô với cùng một lượng bùn đáy ao tôm khoáy đều với độ đục khoảng 350 mg/l. Đối với các lô thí nghiệm có thả Sò huyết thì cho vào mỗi xô 200 g sò huyết có kích cỡ từ 20 – 25 mm, lô đối chứng cho lắng tự nhiên không thả sò huyết.

Các xô thí nghiệm được sục khí đều và liên tục. Các thí nghiệm được tiến hành trong vòng 9 giờ. Định kì xác định độ đục, hàm lượng chất lơ lửng 1giờ/lần, xác định Nitơ tổng số 3 giờ/lần.

Ghi chú: ĐC: Nghiệm thức đối chứng không thả sò huyết

S1, S2, S3: các nghiệm thức thí nghiệm có thả sò huyết ở 3 thang độ mặn khác nhau

Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khả năng lọc mùn bã hữu cơ của sò huyết ở các thang độ mặn khác nhau

2.3.3.2 Thí nghiệm với sò lông

Thí nghiệm được tiến hành tương tự như thí nghiệm ở sò huyết. Đối với các lô thí nghiệm có thả sò lông thì cho vào mỗi xô 200 g sò lông có kích thước 30 – 35mm, lô đối chứng không thả sò lông. Thí nghiệm được tiến hành ở ba thang độ mặn cho tỷ lệ sống sò lông thí nghiệm cao nhất.

2.3.3.3 Thí nghiệm với vẹm xanh

Thí nghiệm được thực hiện tương tự như sò huyết, sò lông. Đối với các lô thí nghiệm có thả vẹm xanh thì kích cỡ vẹm xanh là 5 – 6 cm, số lượng vẹm xanh cho vào mỗi xô là 200 g, lô đối chứng không thả vẹm xanh. Thí nghiệm được tiến hành ở ba thang độ mặn thích hợp với vẹm.

Sò huyết

Thí nghiệm khả năng lọc mùn bã hữu cơ

S1 S2

Định kỳ đo các yếu tố môi trường, xác định hàm lượng chất lơ lửng, NH3, P04

Xác định khả năng lọc mùn bã hữu cơ của sò huyết

ĐC

Kết quả thí nghiệm được xác định bằng tỷ lệ % chất lơ lửng, hàm lượng Nitơ tổng số giảm trung bình trong thời gian thí nghiệm.

2.4 Phân tích và xử lý số liệu 2.4.1 Công thức tính toán - Phương pháp pha độ mặn  2 1 V V 0 1 2 0 C - C C - C

Trong đó: V1: thể tích nước có nồng độ muối cao V2: thể tích nước có nồng độ muối thấp C1: nồng độ muối cao

C2: nồng độ muối thấp C0: nồng độ muối cần pha - Tốc độ lọc tảo của Coughlan (1969)

Trong đó:

m: tốc độ lọc (lít/cá thể thân mềm/giờ) M: thể tích nước thí nghiệm (lít)

C0: mật độ tảo tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm Ct: mật độ tảo tại thời điểmt

n: số cá thể thân mềm đưa vào thí nghiệm

- Mật độ tảo: N = A x 5 x B x 10.000 (tế bào/ml) Trong đó:

A: số tế bào tảo đếm được trung bình trong 5 ô (mỗi ô có diện tích 0,04 mm2) trên buồng đếm hồng cầu Neubauer

B: hệ số pha loãng C0 - C2 C1 - C0 C0 C2 C1 M nt m = ln(C0/Ct)

Tỷ lệ sống (Ts):

Trong đó: X: là số lượng sinh vật trước khi thí nghiệm Y: là số lượng sinh vật sau khi thí nghiệm

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel và SPSS.

X

x 100 Y

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tỷ lệ sống của sò huyết A. granosa, sò lông A. antiquata, vẹm xanh P. viridis

thí nghiệm ở các thang độ mặn khác nhau

Trong tự nhiên, mỗi loài sinh vật đều thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định. Để thành công trong việc nuôi trồng các loài động vật thủy sản thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm thích nghi môi trường của từng loài là cần thiết.

Trong số các yếu tố môi trường thì độ mặn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của động vật thủy sản nói chung và động vật thân mềm hai vỏ nói riêng. Độ mặn ảnh hưởng đến cân bằng áp suất thẩm thấu giữa máu, các mô và dịch tế bào. Do đó, sự thay đổi độ mặn có ảnh hưởng lớn đến đời sống của thủy sinh vât như sự phân bố, sinh trưởng và phát triển.

Nhằm tìm hiểuảnh hưởng của độ mặn đến sò huyết, sò lông và vẹm xanh thí nghiệm, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo dõi tỷ lệ sống của chúng ở các thang độ mặn khác nhau. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở các hình và bảng sau:

3.1.1 Tỷ lệ sống của sò huyết A. granosa thí nghiệm ở các thang độ mặn khácnhau nhau

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của sò huyết A. granosa thí nghiệm ở các thang độ mặn được thể hiện ở bảng 3.1.

Trong khoảng độ mặn thí nghiệm từ 10 – 350/00 tỷ lệ sống của sò huyết dao động từ 29,4% đến 84,4%. Trong số các thang độ mặn nghiên cứu, thang độ mặn 200/00 và 250/00 cho tỷ lệ sống sò huyết cao nhất đạt từ 80,6% đến 84,4%. Ngược lại, ở thang độ mặn 350/00 sò huyết có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 29,4% và khác biệt rõ rệt so với tỷ lệ sống ở các thang độ mặn còn lại (P<0,05).

Qua theo dõi, chúng tôi thấy ở khoảng độ mặn từ 150/00 đến 250/00 sò huyết hoạt động bình thường, còn ở các độ mặn 100/00, 300/00, 350/00, đa số sò huyết thí nghiệm đóng chặt vỏ và sò chết rất nhiều vào tuần đầu tiên: tỷ lệ sò chết ở tuần đầu tiên chiếm đến 48,3% so với tổng số sò chết trong quá trình thí nghiệm ở độ mặn 100/00, 41,6% ở 300/00 và 47,2% ở độ mặn 350/00. Điều này có thể vì thời gian đầu thí nghiệm, độ mặn bị thay đổi đột ngột làm sò huyết bị sốc nên tỷ lệ chết cao.

Bảng 3.1 - Tỷ lệ sống của sò huyết Tỷ lệ sống (%) Độ mặn (0/00) 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 10 76,1 ± 2,42c 62,8 ± 2,00c 56,7 ± 1,67c 50,0 ± 1,92c 15 86,7 ± 1,67b 82,2 ± 1,11b 77,2 ± 1,47b 72,8 ± 3,09b 20 95,0 ± 0,96a 90,0 ± 1,67a 87,8 ± 2,00a 84,4 ± 2,42a 25 92,2 ± 1,47ab 91,1 ± 1,67a 85,6 ± 2,42a 80,6 ± 0,96a 30 75,0 ± 2,89c 57,8 ± 2,94b 48,3 ± 1,67d 40,0 ± 1,92d 35 66,1 ± 2,42d 48,9 ± 1,47d 35,0 ± 0,96e 29,4 ± 3,38e

(Số liệu trong cùng một cột có chữ cái viết lên trên khác nhau thể hiện sai khác có ý

nghĩa thống kê P<0,05)

Qua thí nghiệm này chúng tôi thấy, độ mặn quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của sò huyết đặc biệt là sự thay đổi độ mặn đột ngột làm sò chưa thích nghi kịp làm ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của sò. Khoảng độ mặn 200/00 đến 250/00 là khoảng độ mặn thích hợp đối với sò huyết.

Kết quả này tương đồng với báo cáo của Nguyễn Chính (2001), sò huyết A. granosa ở nước ta thường phân bố ở vùng bãi triều thích hợp với độ mặn từ 19 – 250/00 [4].

3.1.2 Tỷ lệ sống của sò lông A. antiquata thí nghiệm ở các thang độ mặn khác nhau nhau

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của sò lông A. antiquata ở các thang độ mặn được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2 - Tỷ lệ sống của sò lông Tỷ lệ sống (%) Độ mặn (0/00) 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 10 70,0 ± 2,89d 47,5 ± 2,50d 40,0 ± 1,44d 33,3 ± 2,20d 15 79,2 ± 1,67c 61,6 ± 2,20c 54,2 ± 2,20c 50,8 ± 1,67c 20 86,7 ± 2,20b 77,5 ± 1,44b 70,0 ± 2,50b 67,5 ± 1,44b 25 93,3 ± 1,67a 85,8 ± 0,83a 81,7 ± 1,67a 76,7 ± 2,89a 30 95,8 ± 2,31a 88,3 ± 1,67a 83,3 ± 0,83a 74,2 ± 2,20ab 35 80,8 ± 0,83ab 66,7 ± 2,20c 58,3 ± 3,00c 49,2 ± 2,20c

(Số liệu trong cùng một cột có chữ cái viết lên trên khác nhau thể hiện sai khác có ý

Sự khác biệt về độ mặn dẫn đến tỷ lệ sống của sò lông thí nghiệm khác nhau, chứng tỏ yếu tố này đã có tác động nhất định đến sò lông. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy trong khoảng độ mặn 100/00 đến 350/00 tỷ lệ sống dao động từ 33,3% đến 76,7%. Tỷ lệ sống của sò lông thấp nhất ở thang độ mặn 100/00 chỉ đạt 33,3% sau 4 tuần thí nghiệm. Tỷ lệ sống cao nhất ở thang độ mặn 250/00 đạt 76,7% tiếp theo là ở độ mặn 300/00 đạt 74,2%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai thang độ mặn 250/00 và 300/00 (P>0,05).

Trong tuần đầu tiên thí nghiệm chúng tôi nhận thấy cũng giống như ở thí nghiệm sò huyết, số lượng sò lông chết nhiều hơn các tuần tiếp theo. Cụ thể là, ở các thang độ mặn 100/00 tỷ lệ sò lông chết ở tuần đầu tiên chiếm gần 45% trong tổng số lượng sò chết trong 4 tuần, ở độ mặn 150/00 là 42,3%, độ mặn 200/00 là 40,9% và ở độ mặn 350/00 tỷ lệ sò chết chiếm 37,8% trong tổng số sò chết. Điều này có thể do thời gian đầu thí nghiệm độ mặn thay đổi đột ngột nên sò bị sốc và chết nhiều.

Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi theo dõi thấy ở khoảng độ mặn từ 250/00 – 300/00 các hoạt động của sò diễn ra bình thường, sò bắt mồi và tiết chân tơ bám vào thành bể.

3.1.3 Tỷ lệ sống của vẹm xanh P. viridis thí nghiệm ở các thang độ mặn khác nhau nhau

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của vẹm ở các thang độ mặn khác nhau được trình bày trên bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sống của vẹm xanh thí nghiệm chịu ảnh hưởng từ độ mặn, ở các thang độ mặn khác nhau tỷ lệ sống của vẹm cũng khác nhau.

Trong khoảng độ mặn từ 100/00 – 350/00, tỷ lệ sống của vẹm dao động từ 20,8% đến 79,2%. Ở các thang độ mặn 100/00, 150/00 và 350/00, tỷ lệ sống của vẹm đều rất thấp, thấp nhất là độ mặn 100/00 tỷ lệ sống chỉ đạt 20,8% và khác với các thang độ mặn còn lại (P<0,05), chứng tỏ độ mặn này không thích hợp với vẹm xanh. Tỷ lệ sống của vẹm xanh thí nghiệm ở các thang độ mặn 200/00, 250/00 và độ mặn 300/00 cao hơn so với các thang độ mặn thí nghiệm còn lại. Trong đó cao nhất là ở thang độ mặn 250/00 tỷ lệ sống đạt 79,2% tiếp đến là thang độ mặn 300/00 đạt 75,8%, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai thang độ mặn này.

Bảng 3.3 - Tỷ lệ sống của vẹm xanh Tỷ lệ sống (%) Độ mặn (0/00) 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 10 65,0 ± 3,82c 46,7 ± 2,20c 24,2 ± 3,00c 20,8 ± 3,63d 15 80,0 ± 1,44b 72,5 ± 2,50b 53,3 ± 4,40b 40,0 ± 2,89c 20 90,8 ± 0,83a 84,2 ± 1,67a 77,5 ± 1,44a 70,0 ± 2,50b 25 96,7 ± 0,83a 90,0 ± 1,44a 85,0 ± 2,50a 79,2 ± 2,20a 30 94,2 ± 1,67a 85,8 ± 3,00a 81,7 ± 2,20a 75,8 ± 1,67ab 35 82,5 ± 2,50b 74,2 ± 2,20b 59,2 ± 3,63b 45,0 ± 2,89c

(Số liệu trong cùng một cột có chữ cái viết lên trên khác nhau thể hiện sai khác có ý

nghĩa thống kê P<0,05)

Trong thời gian thí nghiệm chúng tôi theo dõi thấy, ở các độ mặn 100/00, 150/00 và 350/00 vẹm rất yếu, hầu như khép chặt vỏ, ngay sau 1 ngày thí nghiệm đã xuất hiện vẹm chết. Còn ở độ mặn 200/00, 250/00 và 300/00 vẹm xanh thí nghiệm đều hoạt động bình thường, vẹm tiết tơ chân bám vào thành bể. Như vậy, qua thí nghiệm này cho thấy, trong khoảng độ mặn từ 200/00 đến 300/00 vẹm xanh có thể sống bình thường. Kết quả nghiên cứu của Sivalinga (1977) trên vẹm vỏ xanh (Mytilus viridis) ở Malaysia cũng cho rằng, vẹm vỏ xanh có thể sống ở độ mặn từ 150/00 đến 300/00, khoảng thích hợp nhất từ 20-250/00 [46].

Qua kết quả theo dõi các thí nghiệm trên chúng tôi thấy rằng, khi gặp độ mặn không phù hợp, vẹm xanh cũng như sò huyết, sò lông đều đóng chặt vỏ để đối phó với sự biến đổi này. Đặc biệt trong thời gian đầu khi độ mặn thay đổi đột ngột làm cho vẹm cũng như sò huyết, sò lông bị sốc và chết nhiều. Điều này phù hợp với kết luận của Pathansali (1963), sò đóng chặt vỏ ở độ muối rất thấp và nước biển bị pha loãng. Và Broom (1981) cũng cho rằng động vật hai mảnh vỏ trong thực tế có thể đóng chặt vỏ để đối phó với những biến động điều hòa của độ mặn [24].

3.2 Khả năng lọc tảo đơn bào của sò huyết A. granosa, sò lông A. antiquata và

vẹm xanh P. viridis

Tảo là một trong những loại thức ăn tự nhiên quan trọng của nhiều đối tượng động vật thủy sản trong đó có động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, trong môi trường nước tảo không phải lúc nào cũng có lợi, sự phát triển quá mức của chúng gây nở hoa nước là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường ở nhiều thủy vực nước.

Động vật thân mềm hai vỏ nói chung và sò huyết, sò lông và vẹm xanh nói riêng là những loài ăn lọc. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Tìm hiểu khả năng lọc tảo của chúng nhằm mục đích tạo cơ sở ứng dụng vào thức tế hạn chế sự phát triển quá mức của tảo trong các môi trường thủy vực.

Kết quả quá trình theo dõi sự biến động mật độ tảo theo thời gian thí nghiệm được tính theo tỷ lệ % mật độ tảo giảm trong thời gian thí nghiệm so với mật độ tảo đưa vào ban đầu.

Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng, mật độ tảo ở các lô đối chứng không thả các đối tượng thí nghiệm hầu như thay đổi không đáng kể trong thời gian ngắn 3 giờ và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các thang độ mặn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4- Sự biến động mật độ tảo ở các lô đối chứng

Tỷ lệ % mật độ tảo giảm trung bình Thời gian

150/00 200/00 250/00 300/00

30 phút 0,10 0,10 0,12 -0,2

90 phút - 0,01 0,02 0,10 0,10

180 phút 0,15 -0,03 0,00 - 0,09

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Lam Hồng (1999), tảo N. oculata là loài rộng muối có thể sốngở độ mặn từ 10 – 350/00 [8]. Do đó, trong điều kiện thí nghiệm bố trí ở các độ mặn trong khoảng 150/00 – 300/00, có sục khí liên tục và thời gian thí nghiệm ngắn nên mật độ tảo biến động không đáng kể trong các lô đối chứng.

Kết quả thí nghiệm tốc ở các lô thí nghiệm có thả sò huyết, sò lông và vẹm xanh được trình bày ở các bảng và các hình sau:

* Đối với sò huyết A. granosa

Tỷ lệ % mật độ tảo giảm trung bình trong thời gian thí nghiệm ở các lô thí nghiệm có thả sò huyết được trình bày ở hình 3.1 cho thấy trong khoảng độ mặn 150/00 – 250/00 mật độ tảo giảm sau thời gian thí nghiệm dao động từ 33,5% đến 64%.

Kết quả theo dõi cho thấy, mật độ tảo trong các lô thí nghiệm có thả sò huyết đều giảm theo thời gian. Điều đó chứng tỏ sò huyết có lọc tảo trong quá trình thí nghiệm. Tuy nhiên, sự biến động mật độ tảo có sự khác nhau giữa ba thang độ mặn thí nghiệm, ở thang độ mặn 200/00 mật độ tảo giảm nhanh nhất, giảm đến 64% so với

mật độ tảo ban đầu, tiếp đến là ở độ mặn 250/00 giảm 50,2% và thấp hơn ở độ mặn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng lọc mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào (nannochloropsis oculata) của sò huyết (anadara granosa), sò lông (anadara antiquata) và vẹm vỏ xanh (perna viridis) tại khánh hòa (Trang 26 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)