Vấn đề sử dụng Linux ngày nay và tình trạng sử dụng SELinux

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng an toàn của hệ điều hành mạng (Trang 54 - 56)

SELinux

Hiện nay, hệ điều hành phổ biến nhất chính là Windows (chiếm khoảng 90%). Đây là một hệ điều hành ―đóng‖ với giao diện đồ họa thân thiện và rất dễ sử dụng. Do đó, Windows được sử dụng bởi đông đảo người dùng, và các công ty phần mềm cũng theo đó mà tạo ra các sản phẩm dành riêng cho Windows càng khiến hệ điều hành này được phổ biến hơn. Mặc dù được nhiều người sử dụng, nhưng Windows không được các chuyên gia máy tính đánh giá cao bằng các hệ điều hành dựa trên môi trường Unix do tốc độ làm việc của Windows chậm hơn nhiều lần so với Unix. Một ví dụ điển hình là Google - cỗ máy tìm kiếm khổng lồ cũng làm việc dựa trên Unix thay vì Windows. Hơn nữa, được sử dụng rộng rãi, Windows cũng trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ xấu bằng việc tạo ra hàng loạt virus khi muốn ăn cắp thông tin, dữ liệu, phá hủy hệ thống của người dùng, các cơ quan, tổ chức …

Khác với Windows, Linux là hệ điều hành mã nguồn ―mở‖. Mã nguồn của Linux được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao C và hoàn toàn có thể được nghiên cứu, sửa đổi và phát triển tự do bởi cộng đồng yêu thích sử dụng Linux. Do đó, có rất nhiều phiên bản khác nhau được tạo ra và so với Windows, Linux khó sử dụng hơn. Đặc biệt là quá trình cài đặt và cấu hình ban đầu trước khi sử dụng hệ điều hành Linux khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi đã đi vào hoạt động

thì Linux ổn định hơn Windows. Do đặc tính ổn định này, Linux thường được cài đặt trên các máy chủ. Và cũng khiến lượng người dùng tham gia vào cộng đồng sử dụng Linux dần được nâng lên.

Linux còn được nhắc đến với tính năng về bảo mật. Ngoài tính năng bảo mật sử dụng cơ chế điều khiển truy cập chuẩn, Linux ngày nay còn được tích hợp thêm SELinux nhằm nâng cao hơn nữa tính năng bảo mật cho hệ thống. Tuy nhiên, người dùng Linux thường vô hiệu hóa (disable) SELinux khi cài đặt vì cho rằng sử dụng SELinux quá phức tạp. Sử dụng Linux đã khó rồi, sử dụng SELinux lại càng khó hơn. Ngay cả với những người dùng đã khá thân thiện với hệ điều hành Linux cũng cảm thấy khó khăn khi sử dụng vì nó đòi hỏi có sự hiểu biết sâu về hoạt động của từng thành phần trong hệ điều hành chứ không chỉ đơn giản là biết cách cài đặt và sử dụng các ứng dụng trên hệ điều hành đó.

Thực trạng về vấn đề sử dụng SELinux hiện nay có thể được biểu hiện thông qua công cụ tìm kiếm Google[23] và đây là một ví dụ:

Từ thực trạng trên đã nảy sinh ra một vấn đề cấp thiết đối với các chuyên gia và cộng đồng yêu thích sử dụng Linux trên toàn thế giới. Làm cách nào để Linux thân thiện với người dùng hơn và làm thế nào để đơn giản hóa SELinux. Giúp vấn đề sử dụng SELinux trở nên thuận tiện hơn mà vẫn đạt được hiệu quả bảo mật. Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu về Linux và SELinux để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Một nhóm nghiên cứu của trường đại học Keio Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng đơn giản hóa SELinux trong bài báo ―Reducing security policy size for Internet Servers in Secure Operation Systems‖[11] bằng cách dựa vào đặc điểm của máy chủ Internet để chia ra hai giai đoạn gọi là hai ―phase‖. Mỗi phase sẽ được áp dụng chính sách phù hợp nhằm làm giảm số lượng chính sách cần phải tạo ra. Ý tưởng rất hay và logic. Tuy nhiên, nhóm tác giả không cung cấp phần mềm kiểm chứng. Vì vậy, luận văn này thực hiện dựa trên ý tưởng của nhóm tác giả trên với mục tiêu xây dựng, triển khai, và thực hiện quy trình kiểm chứng những lý thuyết được nêu trong bài báo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng an toàn của hệ điều hành mạng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)