ban đầu không tuyến tính ( tức là các đường chấm trên hình 7), bởi vì độ từ hóa thay đổi với từ trường ngoài là do một sự thay đổi trong cấu trúc đômen từ. Các vật liệu này cũng chỉ ra tính trễ và độ từ hóa không quay về giá trị không sau khi cắt từ trường ngoài. Hình 7 chỉ ra một chu trình từ hóa tiêu biểu ; hai chu trình biểu diễn cùng một số liệu , song, chu trình màu đỏ là độ phân cực ( J = µ0M = B - µ0 H) và chu trình màu xanh là độ cảm ứng, cả hai đều được vẽ đối với từ trường ngoài.
Trên một phần tư thứ nhất của chu trình được minh họa là đường cong từ hóa ban đầu ( đường chấm chấm), chỉ ra sự tăng của độ phân cực và (độ cảm ứng ) lên sự áp đặt của một trường đến mẫu chưa bị từ hóa. Trong một phần tư thứ nhất, độ phân cực và trường ngoài , cả hai đều dương, tứ là chúng trong cùng hướng. Độ phân cực tăng ban đầu bằng sự lớn lên của các đômen được định hướng thuận lợi, nó sẽ được từ hóa trong phương dễ của tinh thể. Khi độ phân cực có thể tăng lên không thể hơn nửa bởi sự lớn lên của các đômen, thì phương của độ từ hóa của các đômen khi đó sẽ quay từ trục dễ sang định hướng với trường.
Hiện tượng từ trễ
Nếu trường ngoài được dỡ bỏ thì độ phân cực quay trở về dọc theo đường liền màu đỏ theo trục y ( tức là H = 0), và các đômen sẽ trở về hướng dễ từ hóa của chúng. Hệ quả làm giảm độ phân cực. Trên hinh 7, đường xuất phá từ điểm bão hòa đến trục y là nằm ngang, biểu diễn một vật liệu định hướng tốt, ở đó các đômen được từ hóa theo hướng dễ của tinh thể tại điểm bão hòa.
Nếu hướng của trường ngoài là ngược lại ( tức là theo hướng âm ) thì khi đó sự phân cực sẽ đi theo đường đỏ vào trong một phần tư thứ hai. Hiện tượng trễ nghĩa là sự phân cực chậm lại phía sau trường ngoài và sẽ ngay lập tức chuyển hướng vào ytong một phần tư thứ ba ( tức là sự phân cực âm). Sự phân cực sẽ chỉ giảm xuống sau khi trường ngoài đủ cao được đặt vào để: