Chiến lựơc phát triển sản phẩm :

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh Đô.doc (Trang 29 - 32)

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo,

3.Chiến lựơc phát triển sản phẩm :

Cơ cấu sản phẩm của Kinh Đô cung cấp cho thị trường đa dạng về chủng loại và có nhiều dòng sản phẩm khác nhau.

Hình 5 : Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của Kinh Đô

Hiện nay Kinh Đô đang chú trọng đến bốn dòng sản phẩm mang lại doanh thu chủ yếu là bánh quy, bánh bông lan, bánh cracker và bánh mì bằng cách đầu tư mới các dây chuyền sản xuất nhằm phát triển các sản phẩm mới.

- Trong chiến lược phát triển, công ty Kinh Đô đã đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn Châu Âu.

- Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng Việt Nam và nước ngoài với hàm lượng đường, chất béo thấp, sản phẩm giàu các loại vitamin, canxi, khoáng chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.

- Phần lớn các sản phẩm của công ty đều là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Hầu như năm nào Kinh Đô cũng chi vài triệu USD nhập dây chuyền mới, để cho ra đời những sản phẩm mới, độc đáo.

Thêm vào đó, công ty cũng chú trọng cải tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả thị trường hiện có của doanh nghiệp.

- Tận dụng cơ hội khai thác các sản phẩm trong mùa Trung Thu và Tết Nguyên Đán qua việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Mặc dù đã dẫn đầu thị

trường bánh Trung Thu từ nhiều năm qua với thị phần tuyệt đối chiếm hơn 75% thị trường, Kinh Đô đã mạnh dạn đầu tư, tiếp tục đi đầu trong việc cải tiến mẫu mã và nâng cấp chất lượng sản phẩm bánh Trung Thu. Với thiết kế bao bì hoàn toàn mới, đẹp, chất lượng được cải tiến không thua kém các sản phẩm ngoại nhập cao cấp, sản phẩm công ty Kinh Đô được người tiêu dùng sử dụng không những như những món quà biếu trao nhau, mà còn là lời gởi gắm câu chúc chân tình trong dịp xuân về. Kết quả là ngành hàng Tết của Kinh Đô đạt tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đưa ra thị trường hơn 30 triệu hộp sản phẩm các loại.

- Đặc biệt, bánh Crackers AFC của Kinh Đô sau khi tái định vị trong năm 2009 thành sản phẩm dinh dưỡng, đã đạt được mức độ nhận biết thương hiệu trên 80%, vươn lên dẫn đầu với thị phần 55% trong bối cảnh thị trường không mấy khả quan.

Ngoài việc tung sản phẩm mới mở rộng thị trường, công ty Kinh Đô còn chú trọng nâng cao năng lực quản lý, tập trung vào giải quyết vấn đề quản lý nội bộ, giảm chi phí giá thành và nâng cao công tác lập kế hoạch, dự báo thị trường, nghiên cứu khả năng thay thế một số nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu nội địa.

Tóm lại, Chiến lược tăng trưởng hợp lý đã giúp Kinh Đô mở rộng qui mô thị trường, thực hiện được mục tiêu kinh doanh và xây dựng được thương hiệu cho mình. Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp mà uy tín thương hiệu Kinh Đô gắn liền với nền tảng chất lượng sản phẩm cùng chiến lược quảng bá chuyên nghiệp đã chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Đây sẽ là cơ sở vững vàng để Kinh Đô tiếp tục triển khai những hoạt động kinh doanh hiệu quả trong những năm tới, qua đó, tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế dẫn đầu của Kinh Đô trong ngành hàng thực phẩm.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ 1. Nâng cao năng lực sản xuất:

Cơ sở máy móc thiết bị của công ty Kinh Đô chưa hoạt động hết công suất - thực tế máy móc thiết bị của Kinh Đô chỉ hoạt động từ 55 – 65% công Để thực hiện chiến lược này, bên cạnh biện pháp rất quan trọng là tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ, Kinh Đô cần phải thực hiện những biện pháp sau:

- Xây dựng quy trình sản xuất riêng cho từng ngành hàng: Snacks, Cookies, Crackers, Kẹo, Bánh mì.

- Phân nhỏ hoạch định tổng hợp ra cho từng loại sản phẩm tức tiến hành điều độ sản xuất, định rõ các yếu tố vật chất về tài nguyên và tồn kho cho cho mỗi ngành hàng để có thể đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động của từng ngành hàng

- Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ, đồng thời cũng theo dõi triển khai theo đúng kế hoạch.

- Thực hiện đánh giá nội bộ theo định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.

- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu tồn kho về cả chất lượng lẫn số lượng.

- Bộ phận kế hoạch điều độ cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận sản xuất và bộ phận mua hàng để điều tiết lượng tồn kho hợp lý.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh Đô.doc (Trang 29 - 32)