4, 1946 có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.
III. Hiện trạng sóng thần hiện nay, hậu quả và công tác phòng chốngsóng thần sóng thần
Sau đây là một niên đại của sóng thần gây ra bởi trận động đất lớn trên thế giới trong 10 năm qua: Trong tháng 6, năm 2001, ít nhất 78 người đã thiệt mạng bởi một cơn sóng thần gây ra bởi một trận động đất cường độ 8.4 ở miền nam Peru. Thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới khoảng 300 triệu USD. Vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất 9,0 độ richter xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, gây ra một cơn sóng thần đã giết chết hàng chục nghìn người. Ngày 17 tháng 7 năm 2006, một trận động đất cường độ 6.8 xảy ra ngoài khơi bờ biển Tây Java của Indonesia, gây ra một cơn sóng thần đã giết chết 668 người, bị thương ít nhất là 1438 và còn khoảng 74.000 người mất nhà cửa. Ngày 2 tháng tư năm 2007, hơn 50 người chết và hàng ngàn người đã được sơ tán trong quần đảo Solomon khi khu vực này xuất hiện một cơn sóng thần gây ra bởi một trận động đất cường độ 8.0. Ngày 29 tháng 9 năm 2009, một trận động đất mạnh 8,0 đo độ Richter tấn công quốc đảo Thái Bình Dương Samoa, gây ra một cơn sóng thần đã giết chết ít nhất 184 người. Vào ngày 04 tháng 1 năm
2010, hai trận động đất mạnh 6,5 đo và 7.2 độ Richter đánh phía tây của quần đảo Solomon, theo sau là một số trận động đất nhỏ hơn. Nó gây ra một cơn sóng thần khiến khoảng 1.000 người vô gia cư. Ngày 27 tháng hai 2010, một trận động đất 8,8 độ richter Chile, gây ra cảnh báo sóng thần dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, ít nhất 509 người thiệt mạng và 21 đi mất tích sau khi một cơn sóng thần tung ra bởi một trận động đất cường độ 7,2 rợn đảo Sumatra, Indonesia.
Và gần đây nhất là trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xẩy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố cảng Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Trận động đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tại quốc gia này khi hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima với 11 lò phản ứng đã tự ngưng hoạt động và có hiện tượng rò rỉ chất phóng xạ.
Sau rất nhiều thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra, nhiều nước đã có riêng các hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần. Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Mỹ và Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc luôn phải đối mặt với động đất và sóng thần nên đã xây dựng hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần rất hoàn thiện và hiệu quả. Hiện nay Nhật Bản đã có hệ thống báo động cho người dân biết khi có động đất và sóng thần sau hai đến ba phút xảy ra. Ở Mỹ từ 1946 đến 1947 (sau vụ sóng thần ở quần đảo Hawaii) đã quan tâm xây
dựng các hệ thống cảnh báo sóng thần ở miền ven biển Thái Bình Dương và ở quần đảo Hawaii, các hệ thống cảnh báo có cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự, tiếp đó là các nước Nga, Chile, Nicaragua, Thụy Sĩ, Đức, Australia, Nga, Trung Quốc... tuy nhiên vì chưa có hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần quốc tế chung nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc liên kết cùng nhau cảnh báo giảm thiểu thiệt hại.
Mãi đến năm 1965, tổ chức UNESCO và Tiểu ban Hải dương học liên chính phủ (Intergovenmental Occan-graphic Commission - IOC) đã chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mỹ mở rộng hệ thống cảnh báo sóng thần hiện có của Mỹ ở Hawaii trở thành trung tâm của hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế Thái Bình Dương và cũng trong thời gian này cũng đã chấp nhận đề nghị của các nước thành viên khác của IOC là tích hợp các trang thiết bị và các hệ thống cảnh báo hiện có cùng các hệ thống truyền thông vào chung hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế này. Một hội nghị đã được tổ chức tại Ha Oai năm 1965 để thành lập Trung tâm thông tin sóng thần quốc tế (The International Tsunami Information Center- ITIC) và thành lập nhóm điều phối viên quốc tế đối với hệ thống cảnh báo sóng thần.
Các tổ chức trên đã hoạt động thường xuyên và cung cấp các thông tin cũng như các thiệt hại cho các quốc gia thành viên liên quan quan sát và tìm kiếm các khả năng tài chính... để nâng cấp hệ thống cảnh báo hiện có, nghiên cứu về các vấn đề liên quan sóng thần, cung cấp cả các thông tin cho các nước không phải là thành viên. Nhóm điều phối viên hai năm họp một lần tại một quốc gia thành viên để báo cáo các hoạt động của hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế và các hoạt động khác có liên quan.
Hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế sau khi tích hợp các hệ thống cảnh báo sóng thần của một số nước (Mỹ, Nhật Bản, Chile...), và một số trung tâm của một số nước khác đã trở thành hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế khu vực Thái Bình Dương. Đến nay đã có 26 quốc gia tham gia, trong đó có Australia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ecuador, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Peru, Philippines... Trung tâm thông tin sóng thần cũng có trách nhiệm điều phối phổ biến các chương trình giáo dục cộng đồng đối với các quốc gia thành viên và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác có liên quan.
Hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế Thái Bình Dương đến nay bao gồm khoảng 100 trạm đo địa chấn, 100 trạm đo triều cường (lúc ban đầu số lượng các trạm ít hơn) và 101 trạm phổ biến lan truyền các thông tin về động đất sóng thần nhanh nhất đặt chung quanh vùng ven biển Thái Bình Dương. Lúc đầu hệ thống báo động thiết kế để cảnh báo cho dân cư miền ven biển trong vòng từ 3 giờ đến 14 giờ sau khi xảy ra động đất. Lược đồ cấu tạo của một trạm quan sát cảnh báo sóng thần thường bao gồm hệ sensor đo áp suất ở đáy đại dương, khi có động đất tạo ra sóng thần nó sẽ truyền qua một hệ đo nào đó, hệ này là hệ sensor đo áp suất đặt ở đáy đại dương, khi đó sẽ có tín hiệu âm thanh truyền về phao trên mặt đại dương, hệ phao có hệ thống thăng bằng, có các thiết bị đo nhiệt độ tốc độ gió và áp suất không khí. Tại đây các số liệu được xử lý so sánh với các tín hiệu ngưỡng đặt ra, sau đó các số liệu cảnh báo có thể được truyền tới vệ tinh qua ăng-ten GPS rồi phổ biến thông tin đến một số trung tâm cảnh báo khác và đến các cụm dân cư ven biển.
Hệ thống cảnh báo sóng thần sớm ở Thái Bình Dương cũng đã phát hiện được động đất và sóng thần ngày 26-12-2004, nhiều trạm đo sóng thần ở một số
nước cũng đã ghi nhận được sóng thần cao bất thường như trạm ở đảo Cô-cốt (Australia), A-ri-ca (Chile), Ca-lao (Peru); Se-ve-rô Ku-rink (Nga)... song vì không có hệ thống cảnh báo bên khu vực Ần Độ Dương nên không thể liên lạc truyền thông tin cảnh báo cho các vùng ven biển Ần Độ Dương kịp thời.
Hệ thống cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương được coi là hiện đại và tương đối có hữu hiệu, ngoài các trạm đo địa chấn và triều cường, hiện nay còn có sáu hệ máy đo sóng thần đặt ven biển Thái Bình Dương, ngoài ra các hệ thống cảnh báo nằm ở Chile và nhiều hệ thống ở ven bờ biển Nhật Bản đã cung cấp nhiều thông tin về động đất và sóng thần cho Trung tâm cảnh báo sóng thần ở Hawaii và Alaska. Trong những năm gần đây hàng loạt nghiên cứu đã được tiến hành để nâng cấp hệ thống cảnh báo sóng thần hoạt động càng nhanh càng tốt. Hiện nay, nhiều hệ thống cảnh báo sóng thần hoạt động khá hữu hiệu, cảnh báo được rất sớm, thay vì cảnh báo sau một giờ sau động đất vào năm 1993, hiện nay hệ thống có thể cảnh báo sóng thần sau 20 phút, còn ở Nhật Bản có thể báo động động đất, sóng thần sau 2 - 3 phút.
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu về các thảm họa thiên nhiên gây ra trong đó có các nghiên cứu về các hiện tượng động đất và sóng thần. Đầu tư và đã mua một số thiết bị ghi nhận địa chấn, cũng đã có ít nhiều các nghiên cứu chế tạo thử nghiệm một vài hệ sensor đo vi dịch chuyển, tuy nhiên nhìn chung cơ sở vật chất của nước ta trong lĩnh vực này còn hạn chế, các thiết bị chưa phải là ở thế hệ công nghệ mới. Sau những thiệt hại lớn do thiên tai, do lũ quét, bão đổ bộ vào các vùng ven biển vừa qua, Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực này để nước ta cũng có khả năng cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên trong đó có động đất và sóng thần,
đồng thời cũng chuẩn bị để có đủ sức tham gia hội nhập các hoạt động chung toàn cầu trong lĩnh vực này.
Cảnh báo
Sóng thần khó có thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần
dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển (địa hình học).
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại Châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004. Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm Rayleigh waves từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally).
Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùng Tamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng có 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, tiết kiệm tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường.
Ứng phó với sóng thần
- Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu.
- Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng.
- Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.
Khi ở trên đất liền:
- Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên.
- Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán.
- Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán.
- Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.
- Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.
Như đã trình bày động đất và sóng thần là những thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến của cải, đời sống cũng như tính mạng con người. Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa của những thiên tai khủng khiếp này có một phần lớn là do biến đổi khí hậu toàn cầu, do môi trường bị chính con người phá hủy. Chính vì vậy, biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu cũng như phòng tránh những thiên tai này có lẽ nên suất phát ngay từ việc mỗi người