0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG LONG HÒA – DUYỆN HẢI – TRÀ VINH (Trang 31 -33 )

1.Kết luận

Hoạt động giáo dục trong trường trung học cơ sở là nhằm giúp học sinh phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ. Trong đó phải đặt ra giáo dục đạo đức lên vị trí hàng đầu, coi đó là nền tảng cho các mặt giáo dục khác.

Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở Trường Long Hòa – Duyên Hải – Trà Vinh, chúng tôi

Nhà trường

manh dạn đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài thì không có đức là người vô dụng”. Giáo dục

đạo đức có một vị trí quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục trong trường phổ thông nói chung và trường cơ sở nói riêng. Đây là một quá trình lâu dài và phức tập đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội mà nàh trường giữ vai trò quan trọng nhất. Mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là: “Giúp học

sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các chức năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN”. Để đạt mục tiêu này, giáo dục đào tạo phải thường xuyên sáng tạo đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các nàh quản lý giáo dục luôn tìm tòi đề ra những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh một cách hợp lý.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở Trường Long Hòa – Duyên Hải – Trà Vinh, chúng tôi thấy đoàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, ban giám hiệu đã chủ động chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội cùng đồng lòng giáo dục đạo đức học sinh.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở Trường Long Hòa – Duyên Hải – Trà Vinh.

2.Kiến nghị

2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

-Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh phải đặt vị trí vai trò như các môn học khác.

-Chỉ đạo điểm một số mô hình về công tác giáo dục đạo đức học sinh, rút kinh nghiệm và phổ biến cho các trường khác học tập.

2.2.Đối với gia đình học sinh:

-Dự đầy đủ các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức

-Tăng cường mối liên lạc với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em, để kịp thời phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

2.3.Đối với xã hội:

Có trách nhiệm xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh và phối hợp với nhà trường tạo ra phong trào xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG LONG HÒA – DUYỆN HẢI – TRÀ VINH (Trang 31 -33 )

×