Tháo lắp hộp số

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền lực ô tô - đại học (Trang 50 - 196)

VI.1. Tháo hộp số

VI.1.1 Tháo trục cần chọn và chuyển số

Tháo trục cần chọn và chuyển số khi hộp số ở vị trí trung gian.

VI.1.2. Tháo ốc hãm trục thứ cấp

(a)Ăn khớp hai bánh răng bất kỳ để ngăn không cho trục xoay.

(b)Đục các tai của đai ốc hãm.

(c)Tháo đai ốc hãm.

(d)Nhả khớp hai bánh răng đã cho ăn khớp ở bước đầu.

VI.1.3. Tháo vòng hãm của bánh răng số 5

Dùng tuốc nơ vít có chiều dài qui định và búa đóng vòng hãm ra. Vòng hãm dùng cho trục càng chuyển số và cho ống trượt có qui trình tháo như nhau.

VI.1.4. Tháo bánh răng số 5, Moayơ No.3 và vành đồng tốc

Dùng SST tháo bánh răng số 5, moayơ No.3 và vành đồng tốc.

Đặt các móc của SST song song với bánh răng. Đừng để chúng bị chéo nhau.

VI.2. Lắp hộp số

VI.2.1. Lắp moayơ ly hợp và ống trượt

1. Lắp moayơ ly hợp và các khóa đồng tốc vào ống trượt.

- Lắp các chi tiết theo vị trí đúng như chỉ ra ở hình vẽ bên.

- Ghi nhớ rằng khóa đồng tốc No.3 đối xứng và phải lắp đúng vị trí.

- Ống trượt có 3 răng dài (cách nhau 1 góc 120o) để lắp vào 3 rãnh sâu trên ống trượt khi lắp ráp.

2. Lắp các lò xo khóa đồng tốc vào khóa đồng tốc.

- Lắp các lò xo đồng tốc đúng vị trí sao cho khe hở các đầu của nó không thẳng hàng.

VI.2.2. Lắp cụm vòng đồng tốc và ống trượt 1. Bôi dầu hộp số lên vành đồng

tốc và ống trượt.

2. Đặt vòng đồng tốc lên bánh răng và gióng thẳng các khe của vòng với khóa đồng tốc.

- Lắp ống trượt lên trục sơ cấp theo hướng đứng

- Lắp moayơ ly hợp No.1, No.2 và No.3 sao cho rãnh vòng và khóa đồng tốc đã được gióng thẳng.

3. Dùng máy ép lắp cụm ống trượt

- Lắp ép ống trượt cho đến khi nó chạm vào tấm chặn.

- Sau khi lắp moayơ, kiểm tra xem bánh răng quay có êm và các vòng đồng tốc không tiếp xúc với bánh răng.

- Khi lắp ép cụm ống trượt No.2 vào trục thứ cấp, đảm bảo bánh răng bị hãm nằm trong rãnh trên đệm chặn.

VI.2.3. Lắp vòng hãm

a. Chọn vòng hãm sao cho có khe hở dọc trục bé nhất.

b. Lắp vòng hãm lên trục.

- Khi lắp vòng hãm, làm cẩn thận để không làm hỏng cổ trục sơ cấp.

c. Sau khi lắp vòng hãm, kiểm tra khe hở dọc trục bằng thước lá - Đo khe hở dọc trục xung quanh toàn bộ vòng ngoài bánh răng

VI.2.4. Điều chỉnh tải ban đầu của vòng bi bên vi sai

a. Lắp vi sai vào vỏ hộp số.

b. Lắp vỏ hộp số.

c. Lắp và xiết chặt 16 bulông bắt vỏ hộp số. Mô men xiết: 300kg.cm (29N.m).

d. Dùng SST, xoay vi sai một vài lần theo cả hai hướng để lắp vòng bi

e. Dùng SST và clê lực nhỏ, đo tải ban đầu khi bắt đầu quay. Tải ban đầu (khi bắt đầu quay): Vòng bi mới: 8 – 16kg.cm Vòng bi dùng lại: 5 – 10kg.cm

f. Nếu tải ban đầu không như thông số kỹ thuật, tháo vòng ngoài của vòng bi bằng SST.

g. Chọn lại tấm đệm điều chỉnh

- Chọn đệm rất cẩn thận, không bao giờ dùng đệm mà sẽ tạo ra moment xoắn lớn hơn giới hạn trên của moment ban đầu.

- Tải ban đầu sẽ thay đổi khoảng 3 – 4 kg.cm tương ứng với mỗi chiều dày tấm đệm.

VI.2.5. Lắp vỏ hộp số

a. Loại bỏ bất cứ vật liệu keo nào và cẩn thận đừng làm rơi dầu lên bề mặt tiếp xúc của vỏ hộp số phía vỏ hộp số và vi sai.

b. Bôi keo làm kín lên vỏ hộp số - Lắp vỏ hộp số ngay khi bôi keo làm kín.

- Bôi keo làm kín cẩn thận để không đẩy vào trong hộp số.

c. Lắp và xiết 16 bulông Moment xiết: 300 kg.cm (29N.m).

VI.2.6. Lắp nắp vỏ hộp số

a. Loại bỏ bất cứ vật liệu keo nào và cẩn thận đừng làm rơi dầu lên bề mặt tiếp xúc của vỏ và nắp vỏ hộp số.

b. Bôi keo làm kín vào vỏ hộp số như hình vẽ.

- Keo làm kín: 08826 – 00090THREE 1281 hoặc tương đương.

- Lắp nắp vỏ hộp số sau khi bôi keo làm kín. - Bôi keo làm kín cẩn thận không để giây vào trong nắp vỏ hộp số.

c. Lắp và xiết 9 bulông

Moment xiết: 185 kg.cm (18N.m).

CHƯƠNG VI: HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

 Giải thích cấu tạo và hoạt động của một hộp số tự động.

 Mô tả các bộ phận của hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang.

 Trình bày sự khác nhau giữa hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang.

 Phân tích các nguyên nhân hư hỏng, biện pháp kiểm tra sửa chữa.

Khi tài xế dang lái xe có hộp số thường, cần sang số được sử dụng để chuyển số khi đạp chân ga nhằm mục đích tăng tốc độ xe. Khi lái xe lên dốc hay khi động cơ không có đủ lực để leo dốc tại số đang chạy, hộp số được chuyển về số thấp.

Vì các lý do trên, nên điều cần thiết với lái xe là phải thường xuyên nhận biết tải và tốc độ động cơ để chuyển số một cách phù hợp.

Ở hộp số tự động, những nhận biết như vậy của lái xe là không cần thiết, lái xe không cần phải chuyển số mà việc chuyển số lên hay xuống đến số thích hợp nhất được thực hiện một cách tự động tại thời điểm thích hợp nhất theo tải động cơ và tốc độ xe.

I. CÔNG DỤNG – PHÂN LOẠI – YÊU CẦU I.1. Công dụng

Hộp số tự động cho phép đơn giản hóa việc điều khiển hộp số. Quá trình chuyển số êm dịu, không cần cắt công suất truyền từ động cơ xuống khi sang số. Hộp số tự động tự chọn tỷ số truyền phù hợp với điều kiện chuyển động. Do đó tạo điều kiện sử dụng gần như tối ưu công suất của động cơ.

I.2. Phân loại

Hiện nay sử dụng trên xe có hai loại hộp số tự động:

 Hộp số tự động có cấp.

 Hộp số tự động vô cấp.

Hộp số tự động vô cấp ít được sử dụng hơn do công nghệ chế tạo phức tạp, giá thành cao. Do đó trong chương này chủ yếu giới thiệu hộp số tự động có cấp, còn hộp số tự động vô cấp, chúng tat ham khảo thêm ở các chuyên đề. Hộp số tự động có cấp gồm có 3 bộ phận chính:

 Truyền động thủy lực (ly hợp thủy lực hay biến mô thủy lực).

 Bộ bánh răng hành tinh..

 Hệ thống điều khiển.

I.3 Yêu cầu

Hộp số tự động đảm bảo các yêu cầu sau:

 Thao tác điều khiển hộp số đơn giản nhẹ nhàng.

 Đảm bảo chất lượng động lực kéo cao.

 Hiệu suất truyền động phải tương đối lớn.

 Độ tin cậy lớn, ít hư hỏng, tuổi thọ cao.

 Kết cấu phải gọn, trọng lượng nhỏ.

* Các ưu điểm của hộp số tự động

So với hộp số thường, hộp số tự động có các ưu điểm sau:

− Hộp số tự động thực hiện việc chuyển số chính xác hơn.

− Nó làm giảm mệt mỏi cho lái xe bằng cách loại bỏ các thao tác cắt ly hợp và thường chuyên phải chuyển số.

− Nó chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với các chế độ lái xe do vậy giảm bớt cho lái xe sự cần thiết phải thành thạo các kĩ thuật lái xe khó khăn và phức tạp như vận hành ly hơp.

− Nó tránh cho động cơ và dòng dẫn động khỏi bị quá tải, do nó nối chúng bằng thủy lực (qua biến mô) tốt hơn so với nối bằng cơ khí.

II. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÁ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CHÚNG

Có nhiều hộp số tự động khác nhau, chúng được cấu tạo theo một vài cách khác nhau nhưng chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt động của chúng là giống nhau. Hộp số tự động bao gồm một số bộ phận chính. Chúng thực hiện phần lớn chức năng của hộp số tự động, các bộ phận này vận hành chính xác cũng như phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết đầy đủ hoạt động của hộp số tự động, điều quan trọng là phải nắm được các nguyên lý cơ bản của các bộ phận chính. Hộp số tự động gồm các bộ phận chính sau:

- Bộ biến mô.

- Bộ bánh răng hành tinh. - Bộ điều khiển thủy lực.

- Bộ truyền động bánh răng cuối cùng. - Các thanh điều khiển.

- Dầu hộp số tự động.

II.1. Biến mô thủy lực

Biến mô thủy lực được gắn ở trục vào hộp số và được lắp bằng bulông vào trục khuỷa thông qua tấm truyền động. Biến mô có tác dụng như bánh đà động cơ.

Chức năng của bộ biến mô: - Tăng mô men do động cơ tạo ra.

- Đóng vai trò như một ly hợp thủy lực để truyền hay không truyền mô men động cơ đến hộp số.

- Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống thủy lực. - Dẫn động bơm dầu của hệ thống điều khiển thủy lực.

II.2. Bộ bánh răng hành tinh

Bộ bánh răng bao gồm: các bánh răng hành tinh để thay đổi tốc độ đầu ra, ly hợp và phanh hãm dẫn động bằng áp suất dầu thủy lực để điều khiển hoạt động của bánh răng hành tinh, các trục để truyền công suất động cơ, và các vòng bi giúp cho truyền động quay của trục được êm.

Chức năng của bộ bánh răng hành tinh như sau:

- Cung cấp một vài tỷ số truyền bánh răng để đạt được mô men và tốc độ quay phù hợp với các chế độ chạy xe và điều khiển của lái xe.

- Cung cấp bánh răng đảo chiều để chạy lùi.

- Cung cấp vị trí số trung gian để cho phép động cơ chạy không tải khi xe đỗ

II.3. Hệ thống điều khiển thủy lực

Hệ thống điều khiển thủy lực bao gồm: các te dầu, bơm dầu, các loại van với các chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu, phanh và các bộ phận khác của hệ thống điều khiển thủy lực.

- Cung cấp dầu thủy lực đến bộ biến mô.

- Điều chỉnh áp suất thủy lực do bơm dầu tạo ra.

- Chuyển hóa tải trọng động cơ và tốc độ xe thành “tín hiệu” thủy lực.

- Cung cấp áp suất thủy lực đến các ly hợp và phanh để điều khiển hoạt động của bánh răng hành tinh.

- Bôi trơn các chi tiết chuyển động quay bằng dầu. - Làm mát biến mô và hộp số bằng dầu.

II.4. Liên kết điều khiển bằng tay

Hộp số tự động chuyển lên số cao và xuống số thấp một cách tự động. Tuy nhiên cũng có hai liên kết để cho phép lái xe điều khiển hộp số tự động bằng tay. Các liên kết này bao gồm: Cần và cáp chọn số, cáp dây ga và bướm ga.

Cần chọn số dùng để chọn chế độ lái xe: Tiến hay lùi, số trung gian hay đỗ xe. Lượng nhấn bàn đạp ga – có nghĩ là độ mở của bướm ga – được truyền chính xác đến hộp số bằng cáp này. Hộp số tự động tăng hoặc giảm tốc dựa vào tải của động cơ và lái xe có thể thay đội điều đó bằng lượng nhấn bàn đạp ga.

II.5. Bộ truyền động cuối cùng

Trong hộp số tự động có vi sai được đặt nằm ngang, hộp số và bộ truyền động cuối cùng được đặt chung trong cùng một vỏ. Bộ truyền động cuối cùng bao gồm một cặp bánh răng giảm tốc cuối cùng và các bánh răng vi sai. Chức năng của bộ truyền động cuối cùng cũng giống như trên xe có cầu sau chủ động, nhưng nó dùng các bánh răng xoắn làm các bánh răng giảm tốc cuối cùng.

II.6. Dầu hộp số tự động

Dầu hộp số tự động (viết tắt là ATF) để phân biệt với các loại dầu khác. Chức năng của dầu hộp số tự động (ATF):

- Truyền mô men trong bộ biến mô.

- Điều khiển hệ thống điều khiển thủy lực, cũng như hoạt động của ly hợp và phanh trong phần hộp số.

- Bôi trơn các bánh răng hành tinh và các chi tiết chuyển động khác. - Làm mát các chi tiết chuyển động.

II.7. Vỏ hộp số

Vỏ hộp có chứa biến mô, bộ bánh răng hành tinh và phần lớn hệ thống điều khiển thủy lực; và đuôi hộp số có chứa trục thứ cấp (hộp số tự động có vi sai không chứa phần đuôi, và truyền động cuối cùng được đặt trong vỏ hộp số phía có vi sai). Một ống thông hơi được lắp ở phía trên hộp số để ngăn không cho áp suất trong vỏ tăng lên quá cao.

III. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNGIII.1. Cấu tạoIII.1. Cấu tạo III.1. Cấu tạo

Hình 4.1: Cấu tạo bộ biến mô

Bộ biến mô có chức năng như một ly hợp tự động. Bộ biến mô vừa truyền vừa khuếch đại mô men từ động cơ bằng cách sử dụng dầu hộp số làm môi trường làm việc.

Bộ biến mô bao gồm có: Cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷa, cánh tuabin được nối với trục sơ cấp hộp số. Stato được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều và trục stato, vỏ bộ biến mô chứa tất cả các phần trên. Biến mô được đổ đầy dầu thủy lực cung cấp bởi bơm

dầu. Dầu này được văng ra khỏi cánh bơm thành một dòng truyền công suất làm quay cánh tuabin.

1.Kết cấu

1.1. Cánh bơm

Cánh bơm được gắn liền với vỏ biến mô, rất nhiều cánh có dạng cong được lắp theo hướng kính ở bên trong. Vòng dẫn hướng được lắp trên cạnh trong của cánh để dẫn hướng cho dòng chảy được êm. Vỏ biến mô được nối với trục khuỷa qua tấm dẫn động.

Cũng như cánh bơm rất nhiều cánh được lắp trong cánh tuabin. Hướng cong của các cánh này ngược chiều với hướng cong của các cánh trên cánh bơm. Cánh tuabin được lắp trên trục sơ cấp của hộp số sao cho các cánh của nó đồi diện với các cánh trên cánh bơm, giữa chúng có một khe hở rất nhỏ.

1.3. Stato

Stato được đặt giữa cánh bơm và cánh tuabin. Nó được lắp trên trục stato, trục này lắp cố định vào vỏ hộp số qua khớp một chiều.

Các cánh của stato nhận dòng dầu khi nó đi ra khỏi cánh tuabin và hướng cho nó đập vào mặt sau của các cánh trên cánh bơm làm cho cánh bơm quay “cường hóa”.

Khớp một chiều cho phép stato quay cùng chiều với trục khuỷa động cơ. Tuy nhiên nếu stato cố gắng quay theo chiều ngược lại, khớp một chiều sẽ khóa stato lại và không cho nó quay. Do vậy stato quay hay bị khóa phụ thuộc vào hướng dòng dầu đập vào các cánh của nó.

2. Hoạt động

* Hoạt động của khớp một chiều

Khi vòng ngoài cố gắng quay theo hướng như mũi tên A trong hình bên dưới đây, nó sẽ ấn vào phần đầu của các con lăn. Do khoảng cách L1

ngắn hơn L nên con lăn bị nghiêng đi cho phép vòng ngoài quay.

Tuy nhiên, khi vòng ngoài cố gắng quay theo chiều ngược lại (chiều B), con lăn không thể nghiêng đi do khoảng cách L2

ngắn hơn L. Kết quả là làm cho con lăn có tác dụng như một miếng chêm khóa vành ngoài và giữ không cho nó chuyển động.

giúp cho con lăn, nó giữ cho các con lăn luôn nghiêng một chút theo hướng khóa vòng ngoài.

3. Nguyên lý truyền công suất

Hình 4.6: Nguyên lý truyền công suất của biến mô

Khi cánh bơm được dẫn động bởi trục khuỷa, dầu trong cánh bơm sẽ quay với cánh bơm theo cùng một hướng. Khi tốc độ của cánh bơm tăng lên, lực ly tâm làm cho dầu bắt đầu chảy ra phía ngoài tâm của cánh bơm. Khi tốc độ của cánh bơm tăng lên nữa, dầu sẽ bị đẩy ra khỏi cánh bơm và đập vào các cánh của tuabin làm cho tuabin bắt đầu quay cùng một hướng với cánh bơm. Dầu chảy vào trong dọc theo các cánh của cánh tuabin, khi nó chạm

vào phần trong của cánh tuabin, bề mặt cong bên trong này sẽ hướng dòng dầu chảy ngược trở lại cánh bơm và chu kì lại

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền lực ô tô - đại học (Trang 50 - 196)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w