Sơ đồ truyền dẫn đƣờng lên

Một phần của tài liệu Đa Truy Nhập Trong Mạng Di Động 4GLTE (có code) (Trang 45 - 46)

1 RB (2 sóng mang con #80kHz)

3.5.5.3Sơ đồ truyền dẫn đƣờng lên

Tài nguyên vật lý đƣờng lên

Truyền dẫn đường lên trong LTE dựa trên DFTS-OFDM hay còn gọi là SC-FDMA, DFTS-OFDM là kiểu truyền dẫn đơn sóng mang với PAPR thấp, cho phép ấn định băng thông linh hoạt và đa truy nhập trực giao trong miền thời gian-tần số.

Theo hình 3.1 sơ đồ khối truyền dẫn DFTS-OFDM với DFT kích thước N. Kích thước DFT xác định băng thông tức thời còn sắp xếp tần số quyết định vị trí của tín hiệu phát trong tổng phổ khả dụng đường lên. Trong đó khoảng cách giữa các sóng mang con vẫn là 15kHz, RB vấn gồm 12 sóng mang con. Tuy nhiên sóng mang con DC được sử dụng vì nó không có khả năng gây ra nhiễu (DC ở tâm phổ cho phép ấn định toàn bộ băng thông cho UE) -> NSC=12NRB .

Về chi tiết cấu trúc thời gian-không gian, đường lên LTE rất giống với đường xuống. Mỗi khung con 1ms đường lên bao gồm hai khe có độ dài như nhau Tslot=0.5ms ,mỗi khe gồm 6 hoặc 7 ký hiệu và CP.

Khác với đường xuống, khối tài nguyên đường lên được ấn định cho đầu cuối di động luôn luôn liên tiếp nhau trong miền thời gian. Tài nguyên đường lên được ấn định tương ứng với cùng một tập sóng mang con trong hai khe. Một cách khác, nhảy tần giữa các khe cũng được sử dụng, có nghĩa là các tài nguyên vật lý được sử dụng cho truyền dẫn đường lên được sử dụng trong hai khe của một khung con không chiếm cùng tập sóng mang con.

Nhảy tần đường lên có 2 lợi ích sau:

- Cung cấp phân tập tần số bổ sung với giả thiết rằng nhảy cùng đại lượng hay lớn hơn băng thông nhất quán của kênh.

- Nhảy tần cung cấp phân tập nhiễu (trung bình hóa nhiễu) với giả thiết rằng mẫu nhảy tần khác nhau trong các ô khác nhau.

Hình 3.17 Nhảy tần đường lên LTE

Người sử dụng #3

(12 sóng mang con) (36 sóng mang con)

Ấn định tài nguyên đường lên LTE

SVTH: Huỳnh Hoàng Anh Lớp: D07VTA1 Trang 46

Các tín hiệu tham khảo đƣờng lên

Do sự khác nhau giữa các sơ đồ truyền dẫn đường xuống và lên nên nguyên lý các tín hiệu tham khảo đường lên sẽ khác với các tín hiệu tham khảo đường xuống. Đối với đường lên không thể ghép tín hiệu tham khảo theo tần số với truyền dẫn số liệu từ cùng một đầu cuối di động. Thay vào đó, tín hiệu tham khảo được ghép kênh theo thời gian với số liệu đường lên.

Các tín hiệu tham khảo đường lên cần có các thuộc tính sau: - Biên độ không đổi.

- Các thuộc tính tự tương quan miền thời gian tốt để cho phép ước tính kênh đường lên chính xác.

Một phần của tài liệu Đa Truy Nhập Trong Mạng Di Động 4GLTE (có code) (Trang 45 - 46)