3.1. Bối cảnh :
- Thế giới : Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải... đã cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh.
- Trong nước :
+ Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức giai cấp cao hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức và phong trào chính trị sau này.
+ Năm 1920, tổ chức công hội bí mật ở Sài Gòn ra đời do Tôn Đức Thắng đứng đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh.
3.2. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) – mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân VN. con đường phát triển của phong trào công nhân VN.
- 8/1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
- Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước đó chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công của công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản.
- Từ cuộc bãi công Ba Son (8/1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự giác.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925 ?
2) Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Chủ đề 3 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI 1919 – 1925.
- Nguyễn Ái Quốc – hành trình tìm đường cứu nước.
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên