II. SỐ LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THỰC
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Công ty CP Sách TBTH Sơn La:
Trên cơ sở những những ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục đã nêu ở trên em xin đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty nói riêng và bộ máy quản lý nói chung:
• Về phương pháp hạch toán:
+ Đối với phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ cần thực hiện đúng chế độ kế toán đang sử dụng. Sử dụng tài khoản 611 – 6112 để xác định giá trị hàng mua – bán hay nhập – xuất trong kỳ.
- Khi hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
9 Tài khoản 611 "Mua hàng" chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trần Hoàng Long – KT44A http://www.ebook.edu.vn Trang38
Khoa Kinh tế - Trường THNL Sơn La Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 44
phản ánh trên Tài khoản 611 "Mua hàng" phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.
9 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán để xác định số lượng và giá trị của từng nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá, sản phẩm, công cụ, dụng cụ tồn kho đến cuối kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ.
9 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, Hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu,...) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào Tài khoản 611 "Mua hàng". Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê.
9 Kế toán phải mở sổ chi tiết để hạch toán giá gốc hàng tồn kho mua vào theo từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.
• Về Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 611 - Mua hàng
¾ Bên Nợ:
9 Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê);
9 Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ; hàng hoá đã bán bị trả lại,...
¾ Bên Có:
9 Kết chuyến giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê);
9 Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được xác định là đã bán trong kỳ);
9 Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá.
Trần Hoàng Long – KT44A http://www.ebook.edu.vn Trang39
Khoa Kinh tế - Trường THNL Sơn La Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 44
- Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.Tài khoản 611 - Mua hàng, có 2 tài khoản cấp 2:
9 Tài khoản 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào và xuất sử dụng trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán;
9 Tài khoản 6112 - Mua hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá mua vào và xuất bán trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ kế toán.
+ Đối với hàng hóa xuất cho cửa hàng bán lẻ thuộc công ty: nên ghi nhận ngay vào doanh thu và ghi chi tiết giá trị hàng hóa mà cửa hàng đã nhận vào “Tài khoản 131 – phải thu khách hàng” chi tiết từng cửa hàng để theo dõi. Khi các cửa hàng nộp tiền bán hàng về chỉ cần ghi nhận số tiền thu được và trừ vào số nợ ghi trong sổ chi tiết cửa hàng đó.
+ Cần nghiêm túc trong công tác kiểm kê hàng hóa, thực hiện đúng trình tự kiểm kê; khách quan trong đánh giá và có yêu cầu – kiến nghị trình Giám đốc xử lý thừa hoặc thiếu.
+ Về hạch toán trích khấu hao TSCĐ nên chia số tiền trích cho một năm thành 12 tháng để hạch toán chi phí cho chính xác.