Quy định về vùng nuôi tôm tập trung

Một phần của tài liệu các luật, quy chế và kế hoạch có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 43)

2. QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THỪA

2.3.Quy định về vùng nuôi tôm tập trung

Quy định này (xem phụ lục 3) đề cập đến vấn đề quản lý môi trường các vùng nuôi tôm tập trung ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, được tiến hành bởi các tổ chức và cá nhân27 (sau đây gọi là những người nuôi tôm), với mục đích hướng đến sự phát triển bền vững trong nuôi tôm.

Điều 3 định nghĩa vùng nuôi tôm tập trung là vùng có diện tích mở rộng trên 20 ha, với hạ tầng cơ sở độc lập, toàn bộ hay một phần, như đường giao thông, hệ thống xử lý nước... Tiếp đến Quy định phân biệt những vùng nuôi tôm hạ triều và cao triều.

Vùng nuôi tôm hạ triều được đề cập đến như là những vùng nuôi tôm thâm canh hoặc quảng canh, ngập nước thường xuyên hoặc không thường xuyên, dọc theo bờ đầm phá nơi ao nuôi không bị khô nước với các quy trình kỹ thuật. Thông thường vùng nuôi tôm hạ triều là diện tích mặt nước đầm phá nằm ngoài đê ngăn mặn hoặc ngoài các thửa ruộng trên vùng bờ đầm phá.

Trong khi đó, vùng nuôi tôm cao triều là vùng không bị ngập nước, nuôi tôm thâm canh hoặc quảng canh, nằm trên vùng bờ đầm phá nơi ao nuôi có thể phơi khô với những quy trình kỹ thuật. Thông thường vùng nuôi tôm cao triều là vùng nằm trên bờ đầm phá, phía bên trong đê ngăn mặn, hoặc vùng nằm trên những đụn cát, hay vùng bờ đất cát.

Bên cạnh việc tuân thủ theo Điều 5 của Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QD-BTS ngày 24/1/2002 của Bộ Thuỷ sản, những Quy định này nêu rõ rằng các ao nuôi tôm phải thoả mãn những yêu cầu sau:

• việc xây dựng ao nuôi tôm phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh hoặc huyện và với quy hoạch chi tiết của xã (nếu có);

• phải có hệ thống xử lý nước28;

• việc xây dựng ao nuôi tôm phải giới hạn trong diện tích mặt nước được cấp, không được mở rộng hoặc lấn chiếm hoặc sử dụng sai mục đích.

Để bảo vệ môi trường các vùng nuôi tôm tập trung, Điều 6 và 7 quy định cụ thể về tôm giống, mật độ nuôi, thuốc và các chất kháng sinh, xử lý vệ sinh, vận chuyển.

27 Lưu ý rằng Điều 2 của Quy định đề cập đến cả “các tổ chức và cá nhân nuôi tôm” và “các tổ chức và cá nhân khác có liên quan về mặt môi trường trong nuôi tôm”. Những tham chiếu đó có vẻ như nhằm mục đích bao hàm bất cứ ai tham gia nuôi tôm, với vai trò là hoạt động chính hay phụ.

28Hệ thống xử lý nước bao gồm ao chứa nước, để chứa và lọc nước trước khi cung cấp cho ao nuôi; ao thải để giảm bớt các chất gây ô nhiễm trước khi xả (Điều 3).

22 Ngoài ra, việc thành lập những hợp tác xã nuôi tôm và các nhóm hợp tác được khuyến khích để tổ chức và quản lý sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào, theo quy định thì người nuôi tôm “phải tự tổ chức thành các tổ tự quản” (Điều 8).

Một điều thú vị cần lưu ý rằng bằng những quy định này, những người nuôi tôm hạ triều và cao triều chủ yếu được khuyến khích liên kết với nhau thành những hợp tác xã (các tổ chức kinh tế), trong khi đó ngư dân (người đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản) được khuyến thành lập các hội nghề cá (tổ chức xã hội chuyên nghiệp). Cần lưu ý rằng thành viên của các hợp tác xã chỉ là những cá nhân (Điều 121, Bộ Luật dân sự), trong khi đó thành viên của các tổ chức xã hội chuyên nghiệp có thể là những cá nhân và/hoặc những tổ chức (Điều 114, Bộ Luật dân sự).

Những Quy định này cũng quy định trách nhiệm cho các hợp tác xã, nhóm hợp tác và các tổ tự quản, như sau (Điều 13):

• phổ biến đến người nuôi tôm và tổ chức việc thực hiện những Quy định đó; • phát triển những quy định cụ thể của riêng họ về quản lý môi trường vùng

nuôi tôm tập trung;

• tổ chức thu quỹ bảo vệ môi trường dành cho những vùng nuôi tôm tập trung; • phổ biến thông tin về tình hình nuôi tôm, diễn biến môi trường và dấu hiệu dịch bệnh trong ao nuôi tôm; hỗ trợ điều kiện làm việc cho những ban ngành chức năng khi có yêu cầu; và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và bệnh tôm;

• phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc mở rộng các thuỷ đạo;

• kịp thời báo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm trên địa bàn.

Trong khi đó, Điều 12 quy định trách nhiệm cho mỗi cá nhân người nuôi tôm:

• báo cáo đầy đủ và trung thực về các vấn đề môi trường và dịch bệnh cho cán bộ kỹ thuật và các cơ quan chức năng;

• kịp thời ngăn chặn và báo cáo trường hợp vi phạm cho các ban ngành chức năng;

• trong trường hợp dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng để tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu thiệt hại.

Cuối vùng, Quy định nêu các trách nhiệm dành cho Sở Thuỷ sản (Điều 9), UBND cấp huyện (Điều 10), và UBND cấp xã (Điều 11).

23

PHỤ LỤC 1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

No. 3677/QĐ-UB Huế, ngày 25 tháng 10, 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Phệ duyệt quy hoạch tổng thể về quản lý và khai thác thuỷ sản trên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ • Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

• Căn cứ Quyết định số 1198/QD-UB ngày 7/5/2003 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán ngân sách cho quy hoạch tổng thể về quản lý và khai thác thuỷ sản trên hệ thống đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;

• Căn cứ kết luận của HĐND tỉnh tại Thông báo số 22/TB-UB ngày 2/3/2004 về dự án quản lý và khai thác tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;

• Xét công văn số 382/KT ngày 15/10 của Giám đốc Sở TS đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể về quản lý và khai thác các tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt quy hoạch tổng thể về quản lý và khai thác tài nguyên thuỷ sản hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010 với các nội dung sau:

1. Những đối tượng mới (người lao động, thuyền, ngư cụ...) không được tự do tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên trên hệ thống đầm phá. Công suất khai thác tài nguyên thuỷ sản đến năm 2010 được giảm xuống 30% so với hiện nay, cụ thể là:

• Giảm bớt 40% số lượng, mật độ các ngư cụ, tương đương với 40% công suất • Giảm bớt 25% thời gian khai thác do việc cấm khai thác trong 3 tháng mỗi

năm, tương đương với 15% công suất

• Giảm bớt 25% số lượng cá nhỏ khai thác do quy định về tăng kích thước mắt lưới, tương đương với 15% công suất

2. Dưới đây là kế hoạch giảm bớt những nghề khai thác đầm phá theo đơn vị hành chính:

Phong Điền Quảng Điền Hương Trà Phú Vang Phú Lộc

Nghề

số

lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % Đăng 38 6 151 23.7 29 4.6 171 26.8 248 38.9

24 3. Lộ trình hướng đến việc quản lý ngư cụ khai thác thuỷ sản:

Thời gian Quy định

Từ tháng 1, 2006 - Tất cả hoạt động khai thác (đánh bắt) và nuôi trồng thuỷ sản (hoạt động trên mặt nước) đều phải có giấy phép

- Kích thước tối thiểu mắc lưới 2a được quy định như sau: + Đăng : 10 mm

+ Đáy: 14 mm

- Tất cả Đáy và Sáo cản trở dòng chảy đều phải được dỡ bỏ

Từ tháng 1, 2008 - Ngư cụ khai thác (chắn sáo) bị cấm trong 3 tháng - Kích thước tối tiểu mắc lưới 2a được quy định như sau: + Đăng: 18 mm

+ Đáy: 18 mm

- Hoàn tất việc sắp xếp hành lang di chuyển của tàu thuyền

- Giảm bớt số lượng/mật độ các ngư cụ (chắn sáo) xuống bằng ½ so với hiện tại.

4. Phân vùng quản lý và khai thác tài nguyên thuỷ sản:

Phân vùng Đơn vị hành chính Quy định hành chính cần thiết

Vùng đặc biệt

nhạy cảm Quản Thái, Thuận An, Phú An, Phú Xuân, Vinh Hà - Chỉ cấp giấy phép đánh bắt ngắn hạn hằng năm - Trong tương lai không cấp giấy phép mở rộng vùng nuôi tôm nữa

- Cưỡng chế những ao nuôi lấn chiếm diện tích không có giấy phép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không gia hạn giấy phép cho những ao lấn chiếm

Vùng nhạy cảm Điền Hoà, Điền Hải, Quảng Lợi, Hương Phong, Hải Dương, Phú Mỹ, Phú Thuận, Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Trì, Lộc Bình

- Chỉ cấp giấy phép đánh bắt trung hạn (5 năm)

- Trong tương lai không cấp giấy phép mở rộng vùng nuôi tôm nữa

- Cưỡng chế những ao nuôi lấn chiếm không có giấy phép

Bình thường Những vùng còn lại - Cấp giấy phép đánh bắt dài hạn (10 năm)

- Cưỡng chế những ao nuôi lấn chiếm không có giấy phép

25 5. Hệ thống giấy phép khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đầm phá phải được áp dụng để quản lý hiệu quả hơn các hoạt động khai thác:

• Những nghề cấm (dụng cụ/phương tiện) trên hệ thống đầm phá gồm: sử dụng chất nổ, xiếc điện, Te quệu, giã cào, cào lươn

• Những nghề cần hạn ché và/hoặc tăng kích thước mắt lưới: Đăng, Đáy, khai thác rong bằng thuyền máy.

• Những hoạt động thuỷ sản mang tính chất thể thao, giải trí, và những hoạt động quy mô nhỏ được cho phép mà không cần áp dụng loại giấy phép nào: tất cả các loại cần câu, nơm, dậm, vợt, chài quăng; câu giăng và rê bén có chiều dài không quá 50 m; các loại lờ, lợp, đẽo hầu, cào ngao; các dụng cụ bắt cua, sò, ngao bằng tay.

6. Các yêu cầu về kỹ thuật để bảo vệ và phát triển các tài nguyên thuỷ sản đầm phá: • Từng bước xây dựng và bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ, và đa dạng sinh học

vùng đầm phá.

• Đưa những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao vào vùng đầm phá

• Bảo vệ và phục hồ rừng ngập mặn ven biển; bảo vệ và phát triển có thuỷ sinh ở những vùng nước cạn làm nơi trú ẩn, sinh trưởng, phát triển của các loài ở đầm phá

• Từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải sinh hoạt hằng ngày, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trước khi vào đầm phá.

7. Công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng GIS phải được áp dụng để phục vụ quản lý thuỷ sản và những ngành liên quan. Công nghệ thông tin và GIS cần phải được sử dụng để phân vùng khai thác thuỷ sản, phân vùng nuôi trồng thuỷ sản, phân vùng giao thông thuỷ, phân vùng các bãi giống, bãi đẻ. Những vùng có sự chồng chéo về mục đích sử dụng phải từng bước sắp xếp để phát triển bền vững.

8. Hệ thống quản lý ngành thuỷ sản dựa vào cộng đồng phải được phát triển để giảm bớt chi phí quản lý cho chính quyền; đồng thời, cần tăng cường dân chủ cơ sở trong các tổ chức ngư dân trong vấn đề tự quản ngư trường, tài nguyên thuỷ sản, môi trường thuỷ sinh và những lĩnh vực liên quan khác như giao thông thuỷ, phòng chống lụt bão, công tác tìm kiếm cứu nạn. Các tổ chức ngư dân các cấp dưới Hội nghề cá Việt Nam là những đối tác chính của chính quyền trong vấn đề đồng quản lý khai thác thuỷ sản nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung trên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế.

Điều 2: Dựa trên những nội dung chính được quy định tại Điều 1 của Quyết định này, UBND các huyện chịu trách nhiệm về những vấn đề sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch chi tiết, tổ chức các nhiệm vụ quản lý, và thực hiện việc lập kế hoạch cho phát triển bền vững và khai thác các tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế với những mối liên hệ tổng hợp với vùng ven biển.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không được cấp cho những khu đất nằm gần vùng đầm phá, làm cho đầm phá cạn hơn và xuống cấp. Ranh giới giữa diện tích mặt nước và vùng nội địa được xác định bằng bản đồ địa hình được Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1994.

3. Phối hợp với ngành thuỷ sản để xây dựng hệ thống giấy phép khai thác thuỷ sản tự nhiên để quản lý hiệu quả và phù hợp vấn đề sử dụng tài nguyên thuỷ sản đầm phá.

4. Tiếp cận các phương tiện hiện đại và các công nghệ quản lý như quản lý dựa vào cộng đồng, phân vùng, GIS... để công nghiệp hoá và hiện đại hoá quản lý ngành thuỷ sản.

26

Điều 3: Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm soạn thảo “Quy chế về khai thác tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế” phù hợp với các quy định hiện hành và trình lên UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2005; Ngoài ra, Sở phải hướng dẫn các ban ngành thực hiện các hoạt động quản lý chi tiết trong giai đoạn lập kế hoạch.

Các ban ngành liên quan sẽ căn cứ trên Quyết định này để thực hiện đồng quản lý trên các lĩnh vực liên quan đến đến vấn đề sản xuất và phát triển các tài nguyên thuỷ sản hệ thống đầm phá, và đảm bảo quản lý tổng hợp vùng đầm phá và ven bờ.

Điều 4: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thuỷ sản, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, và lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: TM. UBND tỉnh

- Như điều 4 KT. Chủ tịch

- Thường trực HĐND (Ký tên và đóng dấu) - Chủ tịch và các PCT Nguyễn Ngọc Thiện - HĐND và UBND các huyện: Phó Chủ tịch Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phú Vang, Phú Lộc - lưu

27

PHỤ LỤC 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ --- Số. 4260/2005/QD-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--- Huế, ngày 19/12/2005

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế về quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ • Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; • Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26/11/2003;

• Căn cứ Quyết định số 3677/2005/QD-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế đến 2010;

• Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản tại tờ trình số 380/TT-TS ngày 20/10/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Tất cả những quy định trái với quyết định này của UBND tỉnh trước đây đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện vùng đầm phá chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: • Như Điều 3; • Thường vụ Tỉnh uỷ; • Thường trực UBND tỉnh; • Chủ tịch và các PCT • Văn phòng TU, HĐND và Đoàn ĐB QH; • VP: LĐ và chuyên viên NN, TH; • Lưu TM. UBND KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Thiện

Một phần của tài liệu các luật, quy chế và kế hoạch có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 43)