Các ngôn ngữ lập trình

Một phần của tài liệu thiết kế mô phỏng hệ điều khiển plc cho thiết bị mạ chân không (Trang 27)

Các loại PLC nói chung thường có nhiều ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng khác nhau. PLC S7- 300 có thể sử dụng 6 ngôn ngữ để lập trình là LAD, FBD, STL, SCL, S7-Graph, S7 – HiGraph trong đó thì LAD, FBD, STL là 3 ngôn ngữ cơ bản và thông dụng nhất.

 Ngôn ngữ lập trình LAD (hình thang ) : Đây là ngôn ngữ đồ họa thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển logic. Nó cũng là ngôn ngữ cho những người lập trình mới làm quen với PLC vì dễ sử dụng.

 Ngôn ngữ lập trình FBD (hình khối) : Cũng là ngôn ngữ đồ họa thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển số.

 Ngôn ngữ lập trình STL (liệt kê lệnh) : Đây là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính. Một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và đề có cấu trúc chung “tên lệnh” + “toán hạng”. Nó là ngôn ngữ lập trình mạnh nhất và được sử dụng nhiều bởi những người lập trình chuyên nhiệp. Từ LAD hay FBD có thể chuyển qua được STL nhưng ngược lại thì không được vì trong STL có rất nhiều lệnh không có trong LAD và FBD.

 Ngôn ngữ lập trình SCL : Đây là dạng ngôn ngữ cấp cao. Kiểu viết chương trình này sử dụng ngôn ngữ PASCAL. Nó thích hợp cho những người đã đã lập trình bằng các ngôn ngữ máy tính.

 Ngôn ngữ lập trình S7 – Graph : Đây cũng là ngôn ngữ dạng đồ họa. Thích hợp cho nhưng bài lập trình kiểu tuần tự. Với ngôn ngữ này ta phải chọn phương pháp lập trình có cấu trúc. Ngô ngữ này được sử dụng trong các khối FC, FB.  Ngôn ngữ lập trình S7 – HiGraph : Cũng tương tự ngôn ngữ S7 – 300, nó là

dạng ngô ngữ đồ họa thích hợp cho bài toán kiểu tuần tự. So với S7 – Graph thì nó nhìn trực quan và sinh động hơn.

Một phần của tài liệu thiết kế mô phỏng hệ điều khiển plc cho thiết bị mạ chân không (Trang 27)