6. Ý nghĩa của đề tài
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ
Ảnh hưởng của môi trường: giữa môi trường và chất tan thường có sự cạnh tranh về sự hấp phụ lên bề mặt vật rắn. Về mặt nhiệt động học, cấu tử nào có sức căng bề mặt bé hơn sẽ bị hấp phụ mạnh hơn lên bề mặt vật rắn. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự tác động của các yếu tố khác.
Ảnh hưởng của bản chất chất hấp phụ: Bản chất và độ xốp của chất hấp phụ ảnh hưởng lớn đến sự hấp phụ. Chất hấp phụ không phân cực thì hấp phụ chất không phân cực tốt, vật hấp phụ phân cực hấp phụ tốt với chất phân cực.
Tính chất của chất bị hấp phụ: quá trình hấp phụ diễn ra theo chiều hướng làm san bằng sự phân cực giữa các pha. Độ chênh lệch của sự phân cực càng lớn thì sự hấp phụ diễn ra càng mạnh. Quy tắc này cho phép xác định cấu trúc lớp bề mặt và chỉ ra điều kiện chọn chất hấp phụ thích hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể.
Quy tắc phân tử tương đối với sự hấp phụ chất tan từ dung dịch: chất hấp phụ có phân tử lượng càng lớn thì sự hấp phụ càng tăng nhanh.
Ảnh hưởng của thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.
Sự hấp phụ trong dung dịch xảy ra chậm hơn trong pha khí vì sự thay đổi nồng độ trên bề mặt phân chia pha được thực hiện bởi quá trình khuếch tán. Tốc độ khuếch tán trong pha khí diễn ra nhanh hơn trong pha lỏng.
Khi nhiệt độ tăng lên khả năng khuếch tán vật chất vào dung dịch giảm xuống dần đến giảm sự hấp phụ.
Áp suất: áp suất càng cao khả năng hấp phụ càng tốt. Độ ẩm: độ ẩm càng thấp, khả năng hấp phụ càng tốt.