BẢNG 2.9: CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty Khánh Giang (Trang 39 - 41)

12 Lợi nhuận khác

BẢNG 2.9: CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

Khoản mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần VNĐ 181.134.085.310 189.209.387.290 196.744.485.673 TS ngắn hạn bình quân VNĐ 80.465.469.656 140.201.216.492 171.854.877.907 Lợi nhuận ròng VNĐ 7.411.063.624 6.791.328.641 4.933.869.782 Mức sản xuất của TS ngắn hạn Lần 2.25 1.35 1.14 Mức hao phí của TS ngắn hạn Lần 0.44 0.74 0.87 Mức sinh lợi của TS ngắn hạn Lần 0.09 0.05 0.03

Mức sản xuất của tài sản ngắn hạn giảm 1.11 lần năm 2013 so với năm 2011 (1.14 năm 2013 và 2.25 năm 2011) .Lợi nhuận qua các năm của công ty giảm.Vì năm 2011 cứ một đồng tài sản ngắn hạn cho ra 2.25 đồng lợi nhuận. Năm 2013 cứ 1 đồng tài sản cho ra 1.14 đồng lợi nhuận

Sức sản xuất tài sản ngắn hạn năm 2013 so với năm 2011 vẫn thấp hơn là 1.11 lần. Công ty cần quản lý chặt chẽ, và có kế hoạch đầu tư hợp lý để sử dụng tài sản ngắn hạn tốt hơn nhằm nâng cao sức sản xuất của mình.

Mức hao phí của tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 0.44 lần năm 2011 lên 0.87 lần năm 2013. Đây là điều mà các nhà quản trị công ty cần xem xét. Công ty cần chú ý duy trì số tiền tại quỹ hợp lý để đảm bảo tính thanh khoản đồng thời đem lại hiệu quả tối ưu, các khoản phải thu tăng lên tuy có phần do qui mô của công ty mở rộng nhưng cũng cần tăng với tốc độ phù hợp với tốc độ tăng qui mô (tổng nguồn vốn).

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 biến động, sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn qua các năm giảm 0.04 lần năm 2012 nhưng không tăng trở lại vào năm 2013 và giảm xuống 0.03 lần

Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn bình quân năm 2013 tăng cao hơn mức tăng của lợi nhuận ròng hay nói cách khác hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn bình quân năm 2013.

Ta có thể thấy, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2013 tuy giảm hơn so với năm 2011, vì vậy công ty cần phát huy các biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nữa tài sản ngắn hạn bình quân để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vốn cố định)

Trong năm 2011 đến 2013 công ty không ngừng đầu tư vào tài sản cố định làm tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản ngày càng cao hơn. Sự đầu tư mạnh vào tài sản cố định làm tài sản cố định bình quân mỗi năm tăng cao, tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận không theo kịp làm hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm.

Từ bảng 2.8 ta có thể thấy trong sự biến động của các chỉ tiêu sau:

Sức sản xuất tài sản cố định tăng từ 2.09 (lần) lên 2.12 (lần) năm 2011 – 2013. Năm 2011 đến 1012 thì sức sản xuất tài sản cố định giảm từ 2.09 năm 2011 xuống 1.90 năm 2012.

Sức hao phí tài sản cố định giảm 0,01 lần (năm 2013 so với năm 2011)

Tóm lại, sức sinh lợi của TS cố định giảm liên tục nên công ty cần đầu tư TSCĐ hợp lý và nâng cao tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận . Tuy nhiên, những tài sản cố định mới được đầu tư sẽ làm cho sức sinh lợi sụt giảm là điều tất nhiên vì chưa thể tạo khoản lợi nhanh chóng mà công ty còn trong chờ vào khoản lợi trong tương lai. Vì vậy không thể kết luận công ty đầu tư TSCĐ không hiệu quả mà chỉ có thể nói cần có chính sách sử dụng hiệu quả hơn nữa TSCĐ trong tương lai sao cho sức sinh lợi cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty Khánh Giang (Trang 39 - 41)