Nâng cao chất lợng tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 31 - 33)

III. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại Việt Nam

1. Nâng cao chất lợng tín dụng

Trớc hết là phải xây dựng 1 hệ thống thông tin toàn diện và có hiệu quả. Khi khách hàng đến xin vay vốn, ngân hàng cần có những thông tin liên quan. Các thông tin này phải có độ chính xác cao, vì đây là cơ sở để đảm bảo độ an toàn cho nguồn vốn bỏ ra của ngân hàng. Do đó, chúng nên đợc thu từ nhiều nguồn khác nhau và phải đợc đánh giá một cách khách quan trên nhiều phơng diện. Với các khách hàng hiện hành, các ngân hàng cần xem xét vị thế tín dụng và hạn mức tín dụng trong từng thời kỳ. Đặc biệt với các khách hàng tiềm năng hay hồ sơ tín dụng đang đợc xem xét, hoặc khách hàng cha nộp hồ sơ xin vay vốn nhng nằm trong chiến lợc Marketing của ngân hàng thì các thông tin ban đầu lại càng cần thiết giúp cho ngân hàng có những đối sách sao cho phù hợp.

Việc huy động vốn cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Nó chính là nguồn chính để thực hiện nghiệp vụ cho vay - cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cần có những biện pháp cụ thể để có thể thu hút một lợng lớn nguồn vốn nhàn rỗi đang còn trong dân. Đó là việc ổn định đồng tiền, có cơ chế lãi suất hợp lý. Đồng thời phải h- ớng mạnh vào chính sách thu hút vốn đầu t nớc ngoài thông qua việc tạo ra môi trờng pháp lý để kích thích các nhà đầu t cũng nh có những chính sách thích hợp để tăng c- ờng xuất khẩu. Tuy nhiên huy động vốn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là việc huy động vốn phải trên cơ sở nhu cầu cho vay. Không để cho vốn

huy động không đợc sử dụng làm cản trở chế độ hạch toán kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai là ngân hàng khi nhận tiền gửi của khách hàng thì phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ đúng hạn cả vốn lẫn lãi theo yêu cầu của ngời gửi. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thơng mại duy trì một số tiền dự trữ bắt buộc trong tài khoản mở tại ngân hàng trung ơng và không đợc huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ của mình. Thứ ba là ngân hàng không đợc phát hành trái phiếu mà việc phát hành đó tạo cho các chủ sở hữu trái phiếu giành đợc quyền quản lý trực tiếp hay gián tiếp đối với khách hàng.

Nâng cao chất lợng tín dụng không chỉ thể hiện ở việc nâng cao tổng vốn huy động mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng những đồng vốn thì các ngân hàng th- ơng mại phải tăng vốn điều lệ của mình. Từ đó mới có thể tăng khả năng huy động và cho vay nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro, tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đối với các ngân hàng thơng mại quốc doanh, việc tăng vốn có thể thực hiện bằng các nguồn ngân sách, tái cấp vốn, tái đầu t, tranh thủ vay vốn ODA,... Đối với ngân hàng thơng mại cổ phần, ngoài việc tự tăng vốn, có thể nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hợp nhất, ngân hàng thơng mại lớn mua lại ngân hàng thơng mại nhỏ,... nh xu hớng trên thế giới hiện nay.

Việc cho vay của các ngân hàng thơng mại hiện nay chủ yếu là cho vay ứng tr- ớc thông qua đơn xin vay, phơng án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm. Thế nh- ng cơ sở kinh tế của tín dụng phải là hàng hoá dịch vụ đã đợc sản suất và tiêu thụ chứ không phải là phơng án sản xuất kinh doanh. Do đó Nhà nớc cần có biện pháp hớng dẫn bằng luật pháp để thực hiện tín dụng thơng mại giữa các nhà kinh doanh với nhau. Ngân hàng sẽ dựa trên cơ sở hối phiếu do các doanh nghiệp phát hành để cấp tín dụng.

Ngoài ra hiện nay, các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thơng mại quốc doanh đang có những bớc đi khá nguy hiểm, đó là cấp hạn mức cho vay đối với 1 khách hàng, mà đa số là các doanh nghiệp Nhà nớc, quá cao thờng vợt mức 15% vốn tự có của ngân hàng. Nhng trong thực tế, các doanh nghiệp Nhà nớc lại không phải là những khách hàng thực sự an toàn. Chính vì vậy mà việc đầu t vào các doanh nghiệp Nhà nớc không hẳn đã an toàn và hiệu quả. Bởi thế, để công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam đợc thực hiện thành công thì chính bản thân khu vực ngân hàng cũng cần phải chuyển đổi cơ cấu và các danh mục đầu t của mình. Một vấn đề nữa đáng quan tâm nhằm nâng cao chất lợng tín dụng chính là việc xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản của ngân hàng thơng mại tạo điều kiện chấn chỉnh và nâng cao chất lợng các hoạt động khác.

Nói tóm lại, muốn tiến hành tốt quá trình sử dụng vốn thì cho vay của ngân hàng phải thực hiện đúng các nguyên tắc: Thứ nhất là cho vay phải theo phơng hớng, mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngời vay vốn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà Nớc và phải có hiệu quả. Thứ hai là cho vay phải có vật t bảo đảm và phải có tài sản thế chấp. Thứ ba là cho vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn và lăi. Thứ t là cho vay phải đề phòng và có biện pháp phòng tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w