ÐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ Và NỘP THUẾ TIÊU THỤ ÐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu giáo trình NHẬP môn THUẾ (Trang 79 - 85)

1. Ðịnh nghĩa đối tƣợng chịu thuế: Top

Các hàng hóa được phép nhập khẩu, sản xuất và các hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng chịu thuế tiệu thụ đặc biệt.

2. Những đối tƣợng chịu thuế theo Luật hiện hành: Top

Theo điều 1 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội thông qua ngày 20- 5- 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 1- 1999, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

- Hàng hóa sản xuất trong nước:

. Thuốc lá điếu, xì gà. . Rượu các loại. . Bia các loại.

. Bài lá.

. Vàng mã, hàng mã.

- Hàng hóa nhập khẩu :

. Ô tô dưới 24 chỗ ngồi.

. Xăng các lọai, náp - ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade comonent) và các chế phẩm khác để pha chế xăng.

. Máy điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90. 000 BTU trở xuống. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ:

. Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê.

. Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot) . Kinh doanh vé đặt cược, đua ngựa, đua xe.

. Kinh doanh gôn (golf) : bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.

3.Những đối tƣợng không chịu thuế: Top

Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu xuất khẩu, nhập khẩu không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khấu .

- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho các cơ sở kinh doanh trực tiếp xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế và giấy phép xuất khẩu. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cuả cơ sở sản xuất để xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu mà đem bán trong nước thì ngoài việc nộp thuế giá trị gia tăng theo hoạt động kinh doanh thương nghiệp, cơ sở còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt .

- Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

- Hàng hóa chuyển khẩu,vận chuyển quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt Nam trên cơ sở hiệp định đã kí kết giữa hai chính phủ hoặc ngành, điạ phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép và đã làm đầy đủ thủ tục hải quan.

- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu kể cả hàng dự hội chợ triển lãm trong thời hạn chưa phải nộp thuế theo quy định thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu. Nếu quá thời hạn trên thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho số lượng hàng hoá đó và được hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu.

- Hàng hoá là vật tư nhập khẩu thuộc diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, nếu thực tế có hàng xuất khẩu trong thời hạn 90 ngày thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu. Nếu quá thời hạn 90 ngày thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi có hàng thực tế xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho số vật tư, nguyên liệu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu.

- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.

Trường hợp các cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất,các cơ sở này được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với phần nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.

4. Đối tƣợng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: Top

Là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhập khẩu, sản xuất hàng hoá hay kinh doanh các dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

III. CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

1. Căn cứ tính thuế: Top

Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: số lượng hàng hóạ chịu thuế, giá tính thuế và thuế suất.

1.1 Số lượng hàng hóa:

- Ðối với hàng hóa sản xuất trong nước: số lượng hàng hoá chiụ thuế là số lượng, trọng lượng hàng hóa xuất ra để bán, trao đổi, biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ của cơ sở.

- Ðối với hàng nhập khẩu: số lượng hàng hoá chiụ thuế là số lượng, trọng lượng ghi trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân có hàng nhập khẩu.

1. 2 Giá tính thuế:

- Ðối với hàng hóa sản xuất trong nước :giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Giá tính thuế = Giá bán hàng : ( 1 + Thuế suất )

Ví dụ: Giá bán thực tế tại nơi sản xuất của 1 lít bia hơi là 3000 đồng; thuế suất của mặt hàng bia hơi là 50%.

Ta tính được giá tính thuế của một lít bia hơi là: 3000 :(1+50%) = 2000 đồng

- Ðối với hàng gia công, hàng đem biếu tặng, hàng tiêu dùng nội bộ: giá tính thuế là giá tính thuế của mặt hàng cùng loại hoặc của mặt hàng tương đương tại cùng thời điểm giao hàng hoặc phát sinh các hoạt động này.

- Ðối với cơ sở sản xuất nộp thuế trên cơ sở khóan số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ thì cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố căn cứ vào giá cả thị trường để xác định giá bán và giá tính thuế.

- Ðối với hàng nhập khẩu: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu. Ðối với các trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này vẫn gồm có cả thuế nhập khẩu.

- Ðối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Ðối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh golf, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt do chính phủ quy định.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ theo quy định cuả pháp luật còn bao gồm cả khoản thu thêm mà cơ sở được hưởng .

- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh có mua ,bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

1.3 Thuế suất:

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hoá,dịch vụ và giữa các hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điều tiết sản sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội cuả nhà nước và được quy định cụ thể tại biểu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

STT Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất (%)

1 2 3 4 5 6 Thuốc lá điếu, xì gà

a. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà.

b. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bẳng nguyên liệu trong nước.

c. Thuốc lá điếu không có đầu lọc.

Rƣợu:

a. Rượu trên 40( b. Rượu từ 30( đến 40( c. Rượu từ 20( đến 30(

d. Rượu dưới 20(, kể cả rượu chế biến từ hoa cả. e. Rượu thuốc.

Bia

a. Bia chai, bia tươi. b. Bia hộp.

c. Bia hơi.

Ô tô

a. Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống. b. Ô tô từ 6 đến 15 chổ ngồi. c. Ô tô từ 6 đến dưới 24 chổ ngồi.

Xăng các loại, nap ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (refomade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng.

Ðiều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bài lá 65 45 25 70 55 25 20 15 75 65 50 10 60 30 15 20 30

7 8 II 1 2 3 4 Vàng mã, hàng mã. Dịch vụ

Kinh doanh vũ trường, mát-xa,ka-ra-ô-kê.

Kinh doanh ca-si-nô (casino),trò chơi bằng máy giắc-pót (jacpot) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe.

Kinh doanh gôn (golf) : bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.

60 20 25 20 20

2. Phƣơng pháp tính thuế: Top

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đƣợc xác định qua công thức:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nguyên liệu, khi khấu trừ chỉ được tính tương ứng với số lượng hàng hoá xuất bán.

Công thức khấu trừ được tính như sau:

3. Hóa đơn chứng từ: Top

Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và vận chuyển hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải có hóa đơn chứng từ theo qui định của pháp luật.

Hàng hóa sản xuất trong nước thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi vận chuyển trên đường phải có những giấy tờ sau:

- Biên lai nộp thuế.

Hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi vận chuyển phải có biên lai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dự trữ tại các kho hàng (trừ kho thành phẩm của cơ sở sản xuất ra mặt hàng đó), các cửa hàng buôn bán phải có giấy tờ chứng minh đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, như biên lai nộp thuế hoặc hóa đơn mua hàng.

IV. CHẾ ÐỘ MIỄN, GIẢM THUẾ Top

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, có vai trò rất lớn trong việc điều tiết sản xuất

và hướng dẫn tiêu dùng xã hội. Do đó,Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ quy định giảm thuế trong một số trường hợp sau:

1. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ thì được xét giảm thuế, miễn thuế.

2. Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ đang hoạt động nếu nộp đủ thuế mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế và thời hạn xét giảm thuế không quá năm năm, kể từ khi luật này có hiệu lực.

3. Ðối với cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được giảm từ 60% đến 100% trong thời hạn năm năm đầu, kể từ khi luật này có hiệu lực; nếu còn tiếp tục lỗ thì có thể kéo dài thêm thời gian giảm thuế từ một đến năm năm.

4. Cơ sở kinh doanh gôn được giảm 30% trong thời hạn ba năm, kể từ khi luật này có hiệu lực.

Một phần của tài liệu giáo trình NHẬP môn THUẾ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)