- Nguồn vốn huy động tại địa phương: 74 2 750 tỷ, tăng 20 21%so 3112
a, Thực hiện tốt hơn nữa công tác chỉ đạo điều hành:
- Trong công tác chỉ đạo điều hành quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của đảng viên, CBCNV nhằm đổi mới nhận thức, hành động, khắc phục những tồn tại ở một số ít CBCNV( song làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín NH); kiên trì thực hiện một cách linh hoạt song đúng bản chất, nội dung cơ chế, qui trình nghiệp vụ của ngành nhằm xoá bỏ những suy nghĩ, cách làm cũ không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh NH trong xu thế hội nhập, cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả bền vững.
- Phát huy dân chủ thực sự trong CBCNV. Các chủ trương, giải pháp, chỉ đạo công tác của ban giám đốc đều phải đưa ra bàn bạc tập thể, dân chủ. Trước hết đảng viên, cán bộ chủ chốt phải là những người thông suốt, thống nhất trong nhận thức và hành động, là những người có trách nhiệm làm cho mọi CBCNV hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của ban giám đốc.
- Trong công tác điều hành: ban lãnh đạo cần tăng cường công tác kiểm tra thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của ban lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo chỉ phát huy tốt khi lãnh đạo các đơn vị, phòng ban bám sát, theo dõi, đánh giá thường xuyên, kịp thời uốn nắn những sai lệch và động viên CBCNV thực hiện sự chỉ đạo, đặc biệt trong thực hiện cơ chế mới mà bước đầu chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Tổ chức, bố trí lao động theo hướng phát huy hiệu quả cao nhất năng lực của CBCNV, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm và tăng cường kỷ luật lao động nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cân đối lao động giữa các bộ phận, phòng ban theo hướng chỉ đạo của NHNo QN và chương trình IPCAS - giảm lao động kế toán ngân quĩ, tăng cường CBTD; đề nghị bổ xung CBTD cho vay doanh nghiệp.
- Tăng cường khai thác các tiện ích chương trình hệ thống thanh toán nội bộ kế toán khách hàng nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, công tác kế hoạch hóa và giao kế hoạch hàng quí; chỉnh sủa, bổ sung qui định khoán và phân phối tiền lương phù hợp điều kiện cụ thể; tổ chức phát động các phong trào thi đua định kỳ quí và phong trào thi đua do NH cấp trên phát động, tăng cường sử dụng
đơn vị hoàn thành toàn diện chỉ tiêu thi đua; cá nhân có thành tích vượt trội và hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kế hoạch.
- Thực hiện chương trình IPCAS, tiện lợi cho khách hàng xong trong quản lý cần phải quan tâm tránh những sơ hở quản lý mật khẩu.
+ Yêu cầu nghiêm túc bảo mật trong quản lý mật khẩu của giao dịch viên(CBTD, CBKT) và đặc biệt lãnh đạo thực hiện chức năng kiểm soát( Trưởng, phó phòng kinh doanh, kế toán và các phòng giao dịch) - nghiêm cấm cho mượn, để lộ mật khẩu.
+ Thực hiện nghiêm túc qui trình xét duyệt cho vay, móm vay phải được phê duyệt trước khi CBTD nhập hồ sơ vào máy để giải ngân; lãnh đạo các phòng nghiệp vụ trực tiếp phê duyệt trên máy theo đúng qui định trước khi tiến hành giải ngân.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát của lãnh đạo các đơn vị, phòng ban. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo các đơn vị phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môm theo nhiệm vụ, chức trách được phân công, trình độ sử dụng máy vi tính theo chương trình giao dịch mới; tận dụng triệt để thời gian thực hiện kiểm soát trên máy, trên hồ sơ. Về điều hành sự chỉ đạo của ban lãnh đạo đối với các phòng giao dịch, các phòng nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ chức năng tới các phòng giao dịch thực hiện thông qua các đồng chí lãnh đạo, và từ đó lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo CBCNV trong đơn vị thực hiện - để nâng cao trách nhiệm và điều kiện các lãnh đạo phòng ban tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Tăng cường kiểm soát sau theo định kỳ, kiểm soát đột suất của cán bộ kiểm soát nội bộ; thực hiện đối chiếu giữa sao kê với hồ sơ gốc theo định kỳ( cần thiết có thể tổ chức đối chiếu chéo); thực hiện đổi địa bàn CBTD, thay đổi công việc CBKT...
b, Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh 2008, toàn thể CBCNVC cùng đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục; bàn phương hướng kinh doanh, mục tiêu năm 2009 và những biện pháp thực hiện. Qua đó làm cho toàn thể CBCNVC xác định rõ định hướng kinh doanh, thống nhất nhận thức và hành động, thấy được trách nhiệm của mình, của tập thể từ đó đoàn kết
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2009, cơ sở để nâng cao hơn nữa thu nhập người lao động.
c, Công tác huy động nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng: cần nhận thức trong điều kiện hiện tại chúng ta đang thiếu vốn và trong bối cảnh hiện nay thì tăng nguồn vốn là điều điện quyết định cho chủ động mở rộng hoạt động đầu tư và tăng hiệu quả kinh doanh.
- Thực hiện tốt hơn nữa các dịch vụ ngân hàng: thanh toán không dùng tiền mặt tại tất cả các đơn vị PGD; thu, chi tiền mặt, phát hành thẻ và các sản phẩm dịch vụ mới khác... là cơ sở có ý nghĩa quyết định thu hút các tổ chức, cá nhân mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng, tăng khả năng huy động nguồn vốn.
- Thực hiện đa dạng các hình thức huy động theo chỉ đạo một cách linh hoạt, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng và tính đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; Khi lãi suất trở về ổn định đẩy mạnh huy động tiền gửi trung hạn, lãi suất bậc thanh; Đề nghị NHNo Quảng Ninh cho phép linh hoạt vận dụng lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất trên địa bàn đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Cùng với việc làm tốt chuyển tiền kiều hối, tăng cường công tác tuyên truyền hình thức này và qua đó mở rộng kinh doanh mua bán ngoại tệ tạo điều kiện tăng huy động nguồn vốn.
- Chủ động trong công tác tiếp thị và phục vụ khách hàng có nguồn vốn tiền gửi thanh toán lớn, ổn định: Kho bạc, Bảo hiển, Bưu điện...; khen thưởng động viên kịp thời cán bộ tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định và đặc biệt khách hàng mới, gửi lãi suất thấp
- Sử dụng tốt nguồn vốn các chương trình ủy thác đã có và tranh thủ nguồn vốn bổ sung.
d, Công tác đầu tư cho vay:
- Thực hiện nghiêm túc quyết định 115/QĐ - HĐQT - KHTH về quản lý kế hoạch - bảo đảm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, khi nguồn vốn giảm dư nợ phải giảm tương ứng( trừ trường hợp được NHNo QN đồng ý bằng văn bản), nguồn
- Bám sát qui hoạch, định hướng phát triển kinh tế địa phương và các đơn vị kinh tế trên địa bàn để có phương án, chủ động tiếp cận mở rộng đầu tư những dự án có thế mạnh, hiệu quả tốt; ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay: coi trọng hiệu quả phương án vay, khả năng trả nợ, tư cách người vay và tài sản bảo đảm, bảo đảm tính trung thực khi thẩm định; trong giải ngân kiểm soát chặt chẽ đối tượng, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, phù hợp phương án, hạn chế cho vay thanh toán bằng tiền mặt, kiểm soát chặt chẽ chứng từ khi cho vay. Đặc biệt trong giao dịch một cửa cần kiên quyết thực hiện qui định qui trình về phê duyệt cho vay, qui định về quản lý kiểm soát chứng từ và quản lý thu, chi tiền mặt. Thực hiện định kỳ hạn nợ gốc, lãi theo đúng qui định và phù hợp với chương trình IPCAS.
- Tăng cường và thực hiện có hiệu quả công tác phân loại khách hàng, phân loại định kỳ theo qui định và thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá khách hàng, đặc biệt khách hàng lớn, khách hàng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, khách hàng có biểu hiện thực hiện chưa tốt HĐTD; đối với khách hàng có khó khăn về tài chính cần tập trung phân tích đánh giá đúng thực chất và bàn bạc cùng KH hướng khắc phục, theo dõi tiến độ, hiệu quả khắc phục để kịp thời xử lý. Hạn chế ( giảm dư nợ, không cho vay tiếp) khách hàng khả năng trả nợ không đảm bảo, vi phạm HĐTD không có biện pháp khắc phục.
- Tình trạng đảo nợ còn xẩy ra, nguyên nhân do CBTD chưa đôn đốc kịp thời.Tình trạng trên làm phản ảnh sai bản chất tín dụng, nợ trên cân đối không đúng thực chất, rủi ro tiềm ẩn và dẫn đến không đánh giá đúng chất lượng lao động, phân phối thu nhập chưa thực sự gắn với công sức đóng góp của người lao động.
- Các đơn vị cần thường xuyên quan tâm phân tích và đề ra biện pháp cụ thể để thu hồi các khoản nợ đã xử lý từ quĩ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt kế hoạch thu nợ tồn đọng, giảm chi phí, tăng thu nhập.
đ, Về lao động và quản lý lao động:
- Các đơn vị, phòng, tổ công tác tăng cường phổ biến, học tập các văn bản mới, tổ chức phổ biến lại các văn bản quan trọng và vấn đề có tính quyết định là từng CBCNV phải chủ động tự học tập để nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ của mình( đây là đòi hỏi cấp thiết chuẩn bị thực hiện giao dịch một cửa).
- Các đơn vị cần chỉ đạo, điều hành linh hoạt lao động trong đơn vị mình tập trung xử lý công việc phục vụ nhằm nhanh chóng giải phóng khách hàng; chủ động trong phân công, bố trí lao động phù hợp với khả năng, trình độ hiện tại của cán bộ nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công.
e, Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị:
+ Đáp ứng mức cao nhất cơ sở vật chất theo yêu cầu các đơn vị, đặc biệt thiết bị phục vụ giao dịch; trang bị hệ thống camera, công cụ hỗ trợ bảo đảm an toàn cơ quan.
+ Đề nghị NHNo&PTNT QN phê duyệt xây dựng phòng giao dich tại xã Kim Sơn Đông triều để hoàn thiện mạng lưới .
+ Trang bị thiết bị, công cụ và sữa chữa tài sản theo kế hoạch NHNo &PTNT huyện Đông Triều xây dựng.
KẾT LUẬN
Qua bài báo cáo này chúng ta có thể thấy được phần nào về tình hình hoạt động trong thời gian qua của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Triều, cũng như phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới.
Nhìn chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Triều đã và đang hoạt động kinh doanh khá thành công, tiềm năng còn rất lớn. Tuy nhiên, trong năm 2009, cuộc những hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế sẽ gây khó khăn rất nhiều cho sự phát triển chung của cả nước, cũng như hoạt động của Chi nhánh. Điều này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, đặc biệt là Ban Giám Đốc.