Phân loại báo hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối (Trang 33 - 35)

Các kỹ thuật báo hiệu có thể đƣợc phân loại theo một số cách khác nhau. Mục này tập trung vào các phƣơng pháp kỹ thuật báo hiệu khác nhau trên cơ sở mạng viễn thông và mạng truyền thông dữ liệu.

Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng: Trong mạng truyền thông dữ

liệu, báo hiệu trong băng liên quan tới việc sử dụng cùng kênh ảo để mạng thông tin báo hiệu và thông tin dữ liệu. Báo hiệu ngoài băng là thông tin báo hiệu và dữ liệu đƣợc mang trên hai kênh ảo khác nhau. Trong mạng viễn thông truyền thống, báo hiệu trong băng là báo hiệu sử dụng tần số trong băng tần thoại (300 Hz – 3400 Hz). Báo hiệu ngoài băng là báo hiệu sử dụng băng tần lớn hơn băng tần thoại (<4000 Hz). Cả báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng đều có điểm hạn chế riêng. Báo

hiệu trong băng dễ bị ảnh hƣởng bởi mã hóa thoại có thể dẫn tới gián đoạn không mong muốn. Báo hiệu ngoài băng cần bổ sung các thiết bị điện tử để hỗ trợ xử lý báo hiệu.

Báo hiệu trong kênh và báo hiệu kênh chung: Cả báo hiệu trong băng và báo

hiệu ngoài băng trong mạng viễn thông đều có thể cùng loại là báo hiệu trong kênh. Trong báo hiệu trong kênh, kênh vật lý mang cả thông tin báo hiệu cũng nhƣ là thoại/dữ liệu. Báo hiệu kênh chung sử dụng kênh tách biệt để mang thông tin báo hiệu cho một số kết nối. Báo hiệu trong kênh và báo hiệu kênh chung trong mạng viễn thông tƣơng tự nhƣ báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng trong các mạng truyền thông dữ liệu.

Hình 1.7: Phân loại các kỹ thuật báo hiệu

Báo hiệu kênh gắn kết và không gắn kết: Trong mạng viễn thông, báo hiệu

kênh chung đƣợc chia thành hai loại: báo hiệu kênh gắn kết và báo hiệu kênh không gắn kết. Trong báo hiệu kênh chung gắn kết, các kênh báo hiệu và đƣờng dẫn dữ liệu cùng đi qua một phần tử mạng. Tuy nhiên, khác với báo hiệu trong kênh, các kênh báo hiệu này không cùng chia sẻ kênh vật lý với luồng dữ liệu. Trong báo hiệu kênh chung kênh không gắn kết, không có sự tƣơng ứng giữa các kênh báo hiệu và các đƣờng dẫn dữ liệu. Trong mạng truyền thông dữ liệu, ý nghĩa của báo hiệu kênh gắn kết và báo hiệu kênh không gắn kết phụ thuộc vào công nghệ mạng. Ví dụ, Mạng truyền tải bất đồng bộ ATM hỗ trợ cả hai loại báo hiệu. Trong báo hiệu kênh gắn kết, tất cả bản tin báo hiệu cho mỗi luồng ảo đƣợc trao đổi qua kết nối ảo cố

định (VCI=5) của luồng ảo đó. Trong báo hiệu kênh không gắn kết, các bản tin báo hiệu cho tất cả các luồng đƣợc trao đổi trên một luồng ảo và kết nối ảo cố định (VPI=0, VCI=5).

Từ các kỹ thuật giải thích trên đây dựa trên nền một kỹ thuật khác có tên gọi

metasignalling thƣờng đƣợc nói đến trong nhiều tiêu chuẩn báo hiệu khác nhau.

Metasignalling chỉ ra quá trình xử lý thiết lập các kênh báo hiệu bằng các thủ tục

báo hiệu. Kênh báo hiệu cũng đƣợc thiết lập để thiết lập các kênh cho truyền tải dữ liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)