Bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua.
Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.
Ngày 14/1/2009 công ty liên doanh A ký hợp đồng bán
cho công ty TNHH một dây chuyền chế biến thực phẩm trị
giá 2,2 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, công ty LD A phải bảo hành dây chuyền trong vòng 12 tháng. Ngày 25/3/2009 dây chuyền chế biến trên bị gặp trục trặc về mặt kỹ thuật và ngưng hoạt động. Công ty B gửi ngay công văn sang LD A yêu cầu cử chuyên viên kỹ thuật sang khắc phục sự cố. Mặc dù đã nhận được công văn
nhưng đến ngày 6/4/2009 công ty A vẫn chưa trả lời và không cử chuyên viên sang sửa chữa.
Do vậy công ty B đã tự mình lập biên bản về sự cố trên và thuê người đến sữa chữa với chi phí là 50 triệu đồng. Ngày 15/4/2009, công ty B gửi yêu cầu công ty A phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng nói trên
và đòi bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200
triệu đồng cũng như phạt vi phạm hợp đồng, nhưng phía
công ty A đã từ chối yêu cầu trên, vụ việc đã được khởi
kiện tại toàn án.
Bạn hãy nêu cách xử lý cho tình huống trên.