Cách nhận biết bia ngon

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất bia (Trang 35 - 38)

Bia có nguyên liệu chủ yếu là đại mạch, qua các khâu gây men và chế biến mà thành. Theo nồng độ nước đại mạch có thể phân nồng độ bia làm 3 cấp: một, hai, ba. Màu bia cũng có 3 sắc tố: vàng nhạt, vàng đậm và đen. Nếu bia chưa qua khâu khử trùng gọi là “bia sống”, còn đã qua xử lý thì gọi là “bia chín”.

Màu sắc và độ trong

- Với các loại bia đóng chai tiêu thụ trên thị trường hiện nay thời gian bảo hành từ 40 đến 60 ngày, loại bia tươi chỉ được 7 ngày. Quá thời hạn trên, mùi bia sẽ biến mất và nếu có hiện tượng vẩn đục thì không nên uống.

Bọt bia

Khi bạn rót bia ra cốc lập tức sẽ có bọt lăn tăn chạy lên, bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt tới 4 đến 5 phút, khi bọt ở ngoài đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào và nếu đã uống hết bia mà bọt vẫn bám vào cốc thì loại bia đó có chất lượng tốt.

Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì loại bia đó không đạt chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý xem trong cốc có chất dầu mỡ không, vì các loại dầu mỡ thực động vật sẽ làm tăng độ tan của bọt bia.

Mùi vị

Các loại bia khác nhau có hương vị khác nhau. Nhưng nói chung, khi nâng cốc bia lên bạn phải cảm nhận thấy mùi hoa bia, mùi mạch nha, và mùi este một cách đậm đà, tinh khiết thì đó mới là bia ngon. Còn nếu thấy mùi khó ngửi thì đây là bia chất lượng kém. Bia ngon thì vị đậm, mát, uống vào có cảm giác dễ chịu. Nếu thấy vị nhạt nhẽo, đắng, khó uống hoặc mùi chua thì bia đã bị hỏng, bạn cần phải bỏ ngayng độ tan của bọt bia.

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Trên đây là quy trình sản xuất của nhà máy bia . đây là quy trình sản xuất khép kín .tao ra các loại sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ngành Bia là một ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất ra loại đồ uống có chất lượng phục vụ nhu cầu xã hội, trong nhiều năm qua ngành bia có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế phần nhập khẩu trước đây.

1. Sản lượng:liên tục tăng từ những năm 1987 (84,5 triệu lít) đến năm 2005 là 1.200 triệu lít. Chỉ tiêu chủ yếu:Năm 2010: 1.500 triệu lít.

2. Định hướng phát triển:

a) Về công nghệ, thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

b) Về đầu tư: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn; phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến; đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.

c) Về nghiên cứu khoa học và đào tạo: Quy hoạch và xây dựng các phòng thí nghiệm, Trung tâm nghiên cứu; triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; đồng thời quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đàm Sao Mai- Công nghệ lên men- Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM.

2.TS. Nguyễn Xuân Phương, TSKH Nguyễn Văn Khoa- Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm- Nhà xuất bản giáo dục – Tháng 9-2006.

3.Bùi Ái- Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM- Tháng 11-2005.

4. Một số trang: http//wikipedia.org http//tailieu.vn http//ebook.edu.vn

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất bia (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w