GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỒNG GHÉP

Một phần của tài liệu hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh an giang (Trang 29 - 31)

7.1. Mục đích giám sát đánh giá hiệu quả lồng ghép

Đánh giá hiệu quả lồng ghép nhằm:

7.1.1. Khẳng định việc lồng ghép các nội dung quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã góp phần bảo đảm phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến mức nào;

7.1.2. Phát hiện những mặt còn thiếu sót, hạn chế cả về nội dung, phương pháp cần khắc phục, sửa đổi, bổ sung để việc lồng ghép ngày càng có hiệu quả thiết thực.

7.2. Tiêu chí đánh giá kết quả lồng ghép

7.2.1. Số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong kế hoạch đã có sự lồng ghép nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai (bao gồm cả giải pháp công trình và giải pháp phi công trình) và thích ứng với biến đổi khí hậu;

7.2.2. Nguồn lực thực tế đã được huy động để đầu tư cho nhu cầu phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; So với nhu cầu đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm?

7.2.3. Hiệu quả đầu tư đã phát huy tác dụng như thế nào trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thên tai và biến đổi khí hậu gây ra ;

7.2.4. Thiệt hại về vật chất do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra so với GDP của tỉnh, của ngành sau khi đã thực hiện việc lồng ghép? Mức độ tăng, giảm so với trước khi lồng ghép?;

7.2.5. Các tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đối với các vấn đề xã hội như; mức độ sang chấn về tinh thần của người thân những người bị chết, bị thương, mất tích do thiên tai; vấn đề nhà ở của những gia đình bị thiên tai tàn phá; tình hình đói nghèo;

sinh kế của người dân; tình hình dịch bệnh; dịch vụ y tế; mức độ ảnh hưởng việc học hành của học sinh; mức độ phải đóng góp của người dân để khôi phục trường học, bệnh xá bị hư hỏng đã có chuyển biến gì sau khi đã thực hiện lồng ghép;

7.2.6. Mức độ hủy hoại môi trường do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra tăng hay giảm so với trước khi thực hiện lồng ghép? Kế hoạch trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn các sông suối; Kế hoạch trồng và bảo vệ cây chắn sóng ven sông, ven biển đạt được bao nhiêu phần trăm? Hiệu quả của việc trồng rừng, trồng cây chắn sóng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu?

7.2.7. Có bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách liên quan đến phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được sửa đổi, bổ sung? Hiệu quả của việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách? Nhận thức của công đồng về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu có chuyển biến gì mới?

7.2.8. Có bao nhiêu quy hoạch, chương trình, dự án đã được lồng ghép và chưa được lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu..

7.3. Thời gian thực hiện đánh giá kết quả lồng ghép

Mỗi năm đánh giá 1 lần kết hợp cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch của năm trước để chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm sau.

Kết thúc Kế hoạch 5 năm đánh giá một lần kết hợp cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch của 5 năm trước để chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm sau.

7.4. Trách nhiệm đánh giá hiệu quả lồng ghép

1. Quy hoạch, kế hoạch, Chương trình của ngành nào, địa phương nào thì ngành đó, địa phương đó chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả lồng ghép.

2. Dự án của chủ đầu tư nào thì chủ đầu tư đó chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả lồng ghép.

3. Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài n guyên & Môi trường thực hiện việc đánh giá hiệu quả lồng ghép các nội dung quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá tình lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh an giang (Trang 29 - 31)