III.3.3THÀNH TỰU
Sinh sản vô tính đã tồn tại nhiều thập niên qua và cũng đã đạt dươc nhiếu thành công to lớn nhưng có lẽ gặt hái nhiều thành công nhất trong lĩnh vực nhân bản vô tính ở động vật:
Bước ngoặc quan trọng nhất là sự ra đời cừu Dolly (1997) bằng cách nhân bản vô tính theo cách này thì nhân của trứng sẽ bị đẩy ra khỏi trứng và được thay thế bằng nhân của một tế bào của con vật được chọn để nhân bản. Sau đó người ta sẽ tác động vào trứng để cho nó chuyển hoá. Sau một vài sự chuyển hoá, phôi vô tính sẽ được chuyển vào dạ con hoặc rút ra tế bào mầm từ phôi vô tính.www.npr.org
Tiếp theo sự ra đời của Dolly thì một loạt các động vật khác cũng được nhân bản thành công.
2004 một con chuột được tạo dòng bằng nhân của tế bào thần kinh khứu giác điều này khẳng định nguồn nhân cung cấp cho kỹ thuật tạo dòng có thể được lấy từ các tế bào mà bình thường chúng không có khả năng phân chia (sách công nghệ sinh học người và động vật).
Gần đây Mỹ cũng đã thành công trong việc nhân bản chuột từ tế bào gốc trưởng thành lấy từ da. Tỷ lệ nhân bản thành công của phương pháp này là 5.4%(chuột đực) cao hơn các phương pháp khác. Công trình này đã được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 12/2/2008. Với thành công này, nhà nghiên cứu Jinsong Li nhận định việc sử dụng tế bào gốc da trưởng thành đã được làm sạch như là nguồn hạt nhân tế bào đạt được hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp thay nhân thông thường.
http://www3.vietnamnet.vn/khoahoc/quocte/2007/02/664370
Mèo ‘LITTLE Nicki”đã được ra đời và được công ty Công nghệ sinh học tại Califonia bán với giá 50.000USD Little Nicky được nhân bản vô tính từ chú mèo già 17 tuổi thuộc giống Maine Coone. Hiện tại công ty này đang có dịch vụ gọi “ngân hàng thú nuôi” cho phép chủ nhân các con vật nuôi gửi đến những mẫu mô tế bào để thực hiện nhân bản vô tính.
Hình 21. Mèo ‘LITTLE Nicki”
http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?t=228
Trung Quốc cũng vừa mới nhân bản vô tính thành công chú lợn đầu tiên của nước này và được coi là đột phá về khoa học của Trung Quốc. Chú heo nặng 1.1kg đã ra đời khỏe mạnh theo phương pháp nhân bản vô tính tại tỉnh Bắc Giang miền trung Trung Quốc với thành công này nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân bản vô tính đã đạt tới trình độ thế giới. Đây là nước thứ 7 nhân bản vô tính thành công sau Anh, Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Đức. Trước đó Trung Quốc đã nhân bản thành công bò, dê.
http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Quoc-nhan-ban-vo-tinh-lon-thanh- cong/30071227/165
Năm 2008 một công ty Công nghệ sinh học của Hàn Quốc cũng đã nhân bản thành công 4 con chó có khả năng dùng mũi ngửi và phát hiện bệnh ung thư ở người. Bốn con chó này được sinh ra từ mô tế bào của một con chó tha mồi giống Labrador ở Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu ở một số nước đang tiến hành kiểm ra xem liệu những con chó có khả năng phát hiện ra bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư da ở giai đoạn sớm và còn có khả năng chữa trị hay không. http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2008/6/61376
Năm 2006, Hungary cũng đã nhân bản vô tính thành công chuột từ các tế bào cơ thể sống. Theo nhận định của giáo sư Andras Dinnyes thì con chuột nhân bản vô tính này có tên là Klonilla, là một bước quan trọng để chuẩn bị cho một thế hệ công nghệ.
Hình 22. Nhân bản vô tính thành công chuột từ các tế bào cơ thể sống
http://www.vast.ac.vn/index.asp?fcid=2&progid=21002&newsid=610
Một bước tiến quan trọng là đã nhân bản thành công loài linh trưởng. Những bước đột phá công nghệ đã cho phép các nhà khoa học Anh lần đầu tiên đã nhân bản thành công 12 cái phôi từ những con khỉ trường thành.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Them-mot-buoc-tien-Nhan-ban-vo-tinh-loai-linh- truong/20754457/188/