59. Đào tạo trong công việc là:
A. Phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ những được học kiến thức kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua thực hiện công việc.
B. Là phương pháp cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trong mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc.
C. Là phương pháp tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp tương lai của họ và bắt chước những hành vi lao động của đồng nghiệp.
D. Cả A,B,C đều đúng
60. Theo phương pháp chỉ số, biết chỉ số tăng năng suất lao động là 1,2; chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật là 1,03; chỉ số tăng sản phẩm là 1,21.Chỉ số tăng tỷ trọng công nhân viên kỹ thuật rên tổng số bằng:
A. 1,0215 B. 1,0235 C. 1,5693 D. 1,3356
61. Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng là 1000, hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị là 1,03; số lượng máy móc trang thiết bị do nhân viên kỹ thuật phải tính là 30. Nhu cầu công nhân viên cần đào tạo là:
A. 34,03 B. 34,33 C. 33,60 D. 35,05
62. Một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất thiết bị điện tử.với số lượng máy móc trang thiết bị kĩ thuật ở kì nghiên cứu là 5000 máy. Mức độ đảm nhiệm của 2 nhân viên kĩ thuật là 5 máy. Biết hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị là 2.Vậy số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân kĩ thuật phải tính là:
A. 2000 máy B. 4000 máy C. 6000 máy D. 8000máy
63. Vấn đề tồn tại hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là:
A. Nguồn nhân lực Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa được quan tâm đúng mức. B. Đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
C. Đào tạo không cân xứng với thực tế D. Cả A,B,C đều đúng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C D C B D A A A D C B A B B D D D D A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C D C A D A A D C C B B D B D B C B C C 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 B B C C C A A D D B B D A C B D D D D A 61 62 63 B B D CÂU 1. Đáp án: C.
Giải thích: Khái niệm Đào tạo: Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
CÂU 2. Đáp án: C
Giải thích: Vì đây là vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
CÂU 3.Đáp án: D.
Giải thích:
- Dựa vào trình độ nhân viên ở mức nào để xác định chương trình đào tạo phù hợp.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đặt ra yêu cầu công việc; trình độ, kĩ năng, số lượng nguồn nhân lực cần đào tạo.
- Dựa vào chương trình đào đạo tiên tiến để ngăn cản việc đối thủ cạnh tranh thu hút NNL của doanh nghiệp mình nhờ chương trình đào tạo tiên tiến hơn.
CÂU 4. Đáp án: C.
Giải thích: Theo nguyên tắc thứ tư của Đào tạo và phát triển: Đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể , vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.
CÂU 5. Đáp án: D.
Giải thích: Vì câu A, B, C lần lượt là các vai trò của đào tạo và phát triển đối với xã hội, doanh nghiệp và cá nhân.
CÂU 6. Đáp án: D.
Giải thích: Vì
- Đào tạo để nâng cao kết quả công việc hiện tại.
- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo bài bản để thích nghi với sự thay đổi.
- Đào tạo giúp đáp ứng được chất lượng NNL để thực hiện những chiến lược đã đề ra.
CÂU 7. Đáp án: A.
Giải thích: Vì
- Phân tích tổ chức: xem xét sự hợp lý của Đào tạo trong mới quan hệ với chiến lược kinh doanh, nguồn lực sẵn có,...
- Phân tích con người: xem xét nguyên nhân của những yếu kém của kết quả thực hiện công việc, xác định đối tượng đào tạo,...
- Phân tích nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ quan trọng và kiến thức, kỹ năng và hành vi cần chú trọng,...
CÂU 8. Đáp án: A
Giải thích: Vì các trường hợp khác là ưu điểm của đào tạo ngoài công việc.
CÂU 9. Đáp án: A.
Giải thích: Vì chương trình đào chặt chẽ, người dạy có đủ chuyên môn tạo nên quy trình đào tạo bài bản, khoa học và kết quả là đào tạo ra đội ngũ nhân viên có chất lượng.
CÂU 10. Đáp án: D.
Giải thích: Vì tùy theo khả năng và yêu cầu của doanh nghiệp để tìm đối tượng để đào tạo. CÂU 11. Đáp án: C.
Giải thích: ( 2 là pp đào tạo ngoài công việc)
CÂU 12. Đáp án: B.
Giải thích: Vì đây thuộc kiểu đào tạo cử đi học ở các trường chính quy.
CÂU13. Đáp án: A. IKT = (ISP*It)/Iw CÂU 14. Đáp án: B.
Giải thích: ( Khái niệm phát triển nguồn nhân lực, SGK, trang 88)
CÂU 15. Đáp án: B.
Giải thích: Vì A : Phát triển, C :Đào tạo ngoài công việc, D : Đào tạo
CÂU 16.Đáp án: D. Câu a, c đúng.
Giải thích: Vì B không phải là chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển.
CÂU 17. Đáp án: D. Cả 3 câu đều đúng.
Giải thích:
A. đúng vì việc áp dụng các trang thiêt bị công nghệ, kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc Người công nhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, đưa ra các kiến nghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao các thông số kỹ thuật của máy móc nhầm làm cho nó phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý cảa con người.
B. đúng vì việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho tỷ trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca Ðiêu này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, xuất hiện yêu cầu nhân viên phải biết kiêm nhiệm nghề, ngoài nghề chính phải biết một số nghề khác. Nhân viên phải được đào tạo diện rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiêu chức năng khác nhau trong quá trình sản xuât.
C. đúng vì sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, cũng làm tăng them nhu câu đào tạo kỹ thuật.
CÂU 18. Đáp án: D. Tất cả đều đúng.
Giải thích: chất lượng đào tạo không những phụ thuộc vào người dạy mà còn phụ thuộc rất nhiều đối với người học. một khi người học không sẵn sang tiếp thu, không thích lắng nghe, lĩnh hội những kiến thức không đúng chuyên ngành, sở trường hay nói cách kác là những kiến thức thiếu thực tế, không giúp ích gì cho họ thì chất lượng hiệu quả của đào tạo sẽ không cao.
CÂU 19. Đáp án: D. Tất cả đều đúng.
Giải thích: Có rất nhiều phương pháp thi thập thông tin để xác định nhu cầu đào tạo chẳng hạn như phỏng vấn cá nhân, sử dụng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, quan sát, phân tích thông tin có sẵn,...
CÂU 20. Đáp án: A. Độ tuổi của người được đào tạo.
Giải thích: nhu cầu được học tập, lĩnh hội kiến thức, nâng cao tay nghề là nhu cầu vô hạn của mỗi con người.
CÂU 21. Đáp án: C.
Giải thích: vì hoạt động này gồm 2 phần rõ ràng: phần giảng lí thuyết và phần thực hành ở các phân xưởng.
CÂU 22. Đáp án: D
Giải thích: vì: kết quả đào tạo tốt hay yếu kém đều không bị chi phối bởi độ tuổi của nhân viên.
CÂU 23. Đáp án: C.
Giải thích: vì: 3 phương án còn lại thường được áp dụng cho công nhân.
CÂU 24. Đáp án: A.
Giải thích: Vì: 3 phương án còn lại thường được áp dụng cho quản trị viên..
CÂU 25. Đáp án: D.
Giải thích: qua quá trình đạo tạo, học viên sẽ được nâng cao trình độ tay nghề, phục vụ cho doanh nghiệp thuê họ và làm giàu cho xã hội. Đó là nhờ nguồn lao động có tri thức.
CÂU 26. Đáp án: D.
Giải thích: Vì dù là nhà quản trị cấp cao hay công nhân thì đây là những phương pháp đào tạo cơ bản để giúp học viên có những kĩ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc.
CÂU 27. Đáp án: A. 1-B, 2-D, 3-A, 4-C, 5-E
CÂU 28. Đáp án: D.
Giải thích: vì theo lý thuyết
CÂU 29.Đáp án: C.
Giải thích: vì: Phát triển nguồn nhân lực gồm 3 hoạt động: Giáo dục - Đào tạo - phát triển.
CÂU 30. Đáp án: C.
Giải thích: vì: - Câu A, D thuộc lợi ích của tổ chức - Câu B thuộc lợi ích của cá nhân người lao động
CÂU 31. Đáp án: B.
Giải thích: Đây là khái niệm đánh giá kết quả đào tạo.
CÂU 32. Đáp án: B.
Giải thích: Nhược điểm của phương pháp đào tạo từ xa bao gồm: Chi phí cao, Đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng rất lớn, Thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên; ”Cần có phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập” thuộc nhược điểm của phương pháp tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp.
CÂU 33. Đáp án: D. 3-1-2-5-4-6-7
Giải thích: Một trình tự xây dựng một chương trình đào tạo gồm 7 bước:
Xác định nhu cầu ĐT Xác định mục tiêu ĐT Lựa chọn đối tượng ĐT Xác định chương trình và phương pháp ĐT Lựa chọn và ĐT giảng viên Dự tính chi phí ĐT
Thiết lập quá trình lại.
CÂU 34. Đáp án: B.
Giải thích: - Phương pháp này được dùng phổ biến để dạy các kĩ năng cho hầu hết các công nhân sản xuất.
- Có sự hướng dẫn tỉ mĩ về công việc của người dạy(tổ trưởng) với công nhân.
CÂU 35: Đáp án: D.
Giải thích: ( Xác định mục tiêu đào tạo, SGK, trang 98)
CÂU 36. Đáp án B:
Giải thích: ( Nhược điểm pp đào tạo xử lí công văn, SGK, trang 96)
CÂU 37. Đáp án: C.
Giải thích: (Nhược điểm của đào tạo nghề, SGK, trang 95)
CÂU 38. Đáp án: B.
Giải thích: ( Ưu điểm pp đào tạo kiểu phòng thí nghiệm, SGK, trang 96)
CÂU 39. Đáp án: C.
Giải thích: ( Nhược điểm của pp Kèm cặp chỉ bảo, SGK, trang 95)
CÂU 40. Đáp án: C
Giải thích: ( 3 là pp đào tạo trong công việc)
CÂU 41. Đáp án: B
Giải thích: ( Nhược điểm pp Luân chuyển thuyên chuyển, SGK, trang 95)
CÂU 42. Đáp án B:
Giải thích: Ba vấn đề ưu tiên quan trọng hàng đầu trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong những năm đầu thế kỉ 21 là: nâng cao chất lượng; đổi mới công nghệ, kỹ thuật; phục vụ khách hàng.
CÂU 43.. Đáp án: C.
Giải thích: ( SGK, trang 93)
CÂU 44. Đáp án: C.
Giải thích: ( SGK, trang 93)
CÂU 45. Đáp án: C.
Giải thích: ( Xác định nhu cầu đào tạo, SGK, trang 97)
CÂU 46. Đáp án: A.
Giải thích: Câu (A) sai vì trong các bài giảng,hội thảo, hội nghị sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm
Câu (C) sai vì đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng những vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hóa các hành vi hợp lý trong các tính huống đặt biệt.
Câu (D) sai vì đây là phương pháp đào tạo mà chương trình đào tạo được viết sẵn trên ổ cứng của máy tính, người học chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn của máy tính.
CÂU 47. Đáp án: A.
Giải thích: ( SGK, trang 88)
CÂU 48. Đáp án: D.
Giải thích: đây là đáp án đầy đủ và chính xác nhất
CÂU 49. Đáp án: D.
Giải thích: Trang 96 : Quản trị nhân lực - Bùi Văn Chiêm
CÂU 50. Đáp án: B.
Giải thích: Trang 95 : Quản trị nhân lực - Bùi Văn Chiêm
CÂU 51. Đáp án: B.
Giải thích: Bảng các phương pháp đào tạo và phát triển( Quản trị nhân lực - Nguyễn Hữu Thân)
CÂU 52. Đáp án: D.
Giải thích:Bảng các phương pháp đào tạo và phát triển( Quản trị nhân lực - Nguyễn Hữu Thân)
CÂU 53. Đáp án: A.
Giải thích: ( Ưu điểm của pp Luân chuyển thuyên chuyển, SGK, trang 95)
CÂU 54. Đáp án: C.
Giải thích: ( SGK, trang 94)
CÂU 55. Đáp án: B.
Giải thích: chức năng chính của phòng quản trị nhân sự là quản lý lực lượng lao động, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao.
CÂU 56. Đáp án: D. CÂU 57. Đáp án: D.
CÂU 58. Đáp án: D.
CÂU 59. Đáp án: D.
Giải thích: theo định nghĩa giáo trình
CÂU 60. Đáp án: A.
Giải thích: Theo công thức:
IT= ( IKT+IW )/ ISP = (1.03*1.2)/1.21 =1.0215
CÂU 61.Đáp án: B.
Giải thích: Theo công thức: KT=(SMi*HCA)/N=(1000*1.03)/30=34.33
CÂU 62. Đáp án: B. 4000 máy Giải thích: Ta có công thức KTi=(SMi x Hca)/N Ni=(SMi x Hca)/ KT Có SMi=5000 máy KT=5:2 Hca=2 N= (5000 x 2)/2,5 = 4000 CÂU 63. Đáp án: D.
Giải thích: Chọn D vì nước ta có nguồn lao động dồi dào với dân số đông nhưng tỉ lệ thất nghiệp còn nhiều thu nhập bình quân thấp đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do việc áp dụng lý thuyết vào thực tiển còn yếu.Đào tạo không cân xứng thực tế,không đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Câu 1: Hiện tượng chú trọng quá nhiều vào mục tiêu đo lường làm giảm chất lượng hoặc coi nhẹ một số yếu tố trách nhiệm trong công việc là nhược điểm của phương pháp nào trong các phương pháp dưới đây?
A. Phương pháp phối hợp
B. Phương pháp quản trị theo mục tiêu C. Phương pháp định lượng
D. Phương pháp đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị
Câu 2: Để đánh giá nhân viên theo phương pháp thang đo đánh giá đồ họa, người đánh giá phải:
A. Xác định xem mức độ thực hiện công việc của đối tượng thuộc về thứ hạng nào theo từng tiêu thức
B. Xác định xem hành vi của đối tượng thuộc loại nào trong số các thứ hạng C. Xác định vị trí của đối tượng trong bảng xếp hạng
D. Đánh giá thực hiện công việc của đối tượng so với những người khác
Câu 3: Phương án nào không phải là một trong các bước thực hiện đánh giá công việc?
A. Lựa chọn phương án đánh giá
B. Thực hiện đánh giá theo tiêu chuấn mẫu
C. Xác định các mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên
D. Thảo luận với nhân viên về lương thưởng khi nhân viên được đánh giá cao
Câu 4: Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động tới?
A. Tổ chức
B. Cá nhân đối tượng C. Tổ chức và cá nhân
D. Bộ phận đối tượng làm việc
Câu 5: Đối tượng nào xem việc đánh giá năng lực thực hiện công việc như một cơ hội để thăng tiến?
A. Người có kết quả công việc cao
B. Người làm tốt công việc và có tham vọng cầu tiến C. Người lo sợ bị mất việc
D. Người cầu tiến .
Câu 6: Để đánh giá công việc cần thiết lập một hệ thống đánh giá với yếu tố nào?
A. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
B. Đo lường sự thực hiện công việc thoe các tiêu thức trong tiêu chuẩn
C. Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 7: Mục đích của việc đánh giá năng lực thực hiện công việc?
A. Đào thải nhân viên yếu kém B. Đánh giá sự chỉ đạo của cấp trên
C. Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Đánh giá thực hiện công việc được sử dụng trong:
A. Hoạch định nguồn nhân lực B. Trả lương khen thưởng C. Đào tạo, kích thích D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Để xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá, người đánh giá có thể dựa vào
A. Tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn thực hiện công việc B. Trình độ
C. Kinh nghiệm làm việc D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Phương pháp đánh giá nhân viên mà người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao: