Ưu và nhược điểm trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 31 - 34)

1.1. Ưu điểm

Lợi nhuận OCB đạt được nhìn chung tăng trưởng khá tốt, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng. Đó là do OCB đã biết tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như mạnh dạn tăng cường đầu tư vào công nghệ, phương tiện kỹ thuật để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Đồng thời OCB cũng rất coi trọng tới thu hút nguồn nhân lực và thực hiện khá tốt hoạt động quản trị tài chính.

1.2. Nhược điểm

Do phân tích, dự đoán thị trường chưa tốt nên năm 2008 lợi nhuận của OCB đã giảm mạnh. Đồng thời việc phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn điều lệ đã làm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm liên tục các năm qua, mặc dù để phục vụ cho chiến lược lâu dài của OCB nhưng đối với các cổ đông, những nhà đầu tư thì đó là một điều cần cải thiện trong những năm tới.

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với sự gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng của các ngân hàng, OCB đã gặp khó khăn trong lợi thế cạnh tranh về quy mô, thị phần, khách hàng và hệ thống phân phối. Sự phân chia thị trường bởi nhiều kênh huy động vốn khác như : tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn của OCB. Chính vì thế sức mạnh thị trường và tầm ảnh hưởng của OCB là chưa thật lớn, chưa đáp ứng được kỳ vọng. Hình ảnh, thương hiệu của OCB chưa tạo được ấn tượng thực sự sâu sắc. Các sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng bằng một số ngân hàng lớn.

Việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực của OCB còn gặp khó khăn. Quá trình dịch chuyển các nguồn nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng tài chính diễn ra phổ biến, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nó xuất phát từ hai nguyên

nhân: Thứ nhất, thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách, điều này dẫn đến nhu cầu về nhân sự trong các lĩnh vực này tăng cao. Thứ hai, việc tuyển mới sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các ngân hàng khác. Trong khi đó quy mô và hình ảnh của OCB chưa bằng được với các ngân hàng lớn, dẫn đầu thị trường nên việc thu hút và giữ chân người lao động là một vấn đề đối với OCB.

2. Một số kiến nghị và giải pháp trong thời gian tới.

Về cơ cấu tổ chức : Hoàn thiện tổ chức bộ máy từ hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch và các kênh phân phối khác, chú trọng đa dạng hóa các kênh phân phối từ xa và các kênh phân phối điện tử, tự động. Phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Chuẩn hoá các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng.

Về mặt thị trường và khách hàng : Chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay các dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Bên cạnh đó luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống.

Tích cực áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với khách hàng như: Tặng quà cho các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, giao dịch thường xuyên; tặng thẻ tín dụng cho các khách hàng lớn; chính sách ưu đãi về phí lãi suất và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tuyên truyền sản phẩm; xây dựng văn hóa giao dịch: Nhanh nhẹn, văn minh, lịch sự, ân cần và chu đáo với khách hàng.

Về mặt nhân lực : Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác. Xây dựng, triển khai thường xuyên các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho người lao động. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các phong trào thi đua liên quan đến nghiệp vụ. Xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần làm việc của các nhân viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 ,2007, 2008, 2009, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.

2. Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008, 2009, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.

3. Giáo trình Quản trị kinh doanh, PGS.TS. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐHKTQD, 2007.

4. Quản trị ngân hàng thương mại, Nguyễn Thị Mùi, NXB Tài chính, 2006. 5. Thuyết minh báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008, 2009, Ngân hàng thương

mại cổ phần Phương Đông. 6. Website OCB www.ocb.com.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w