Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu đánh giá việc sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán việt nam hose và hnx (Trang 28 - 31)

Mặc dù việc hợp nhất hai SGDCK mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận, nhưng việc hợp nhất này cũng có những thách thức không nhỏ đối với TTCK Việt Nam. Việc hợp nhất hai sàn giao dịch không chỉ đơn thuần là việc hợp nhất hai tổ chức hai tổ chức theo chiều ngang mà còn phát sinh nhiều vấn đề cần phải cân nhắc.

Thứ nhất, vấn đề về quản lý và chi phí. Hiện nay, hai sàn giao dịch HNX vs

HoSE có những tiêu chuẩn niêm yết khác nhau (Xem bảng 3.3.a), như vậy để có thể hợp nhất hai sàn giao dịch cần xây dựng bộ tiêu chuẩn niêm yết chung. Đây là một vấn đề không đơn giản do cần phải xem xét khả năng đáp ứng của doanh nghiệp và yêu cầu về nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK. Ngoài ra, chi phí ban đầu cho việc hợp nhất là rất lớn. Khi hợp nhất, quy mô hàng hóa giao dịch sẽ tăng lên thì những thiết bị công nghệ hiện nay có đáp ứng được yêu cầu để vận hành hệ thống hay không là một vấn đề cần quan tâm. Ðể khắc phục và đáp ứng yêu cầu khi hàng hóa giao dịch trên sở giao dịch không chỉ hệ thống thiết bị của sở giao dịch phải nâng cấp, mà các công ty chứng khoán thành viên cũng phải nâng cấp và sẽ phát sinh nhiều chi phí hơn nữa và khả năng xảy ra sự cố ngoài ý muốn do lỗi thiết bị công nghệ có khả năng sẽ cao hơn.

Bảng 3.2: Một số điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HoSE và HNX

HoSE HNX

Vốn điều lệ 80 tỷ Vốn điều lệ 10 tỷ

Có lãi 2 năm liền, không có lỗ lũy kế Có lãi 1 năm trước năm đăng kí Không có nợ quá hạn chưa được dự

phòng Không có nợ phải trả quá hạn trên 1 năm

Tối thiểu 20% tổng số CP do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ

Tổng số cổ phiếu do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ

Cam kết năm giữ cổ phiếu của thành

viên chủ chốt Cam kết năm giữ cổ phiếu của thành viên chủ chốt Có hồ sơ đăng kí hợp lệ Có hồ sơ đăng kí hợp lệ

Nguồn: Nghị định 58/ /2012/NĐ-CP

Thứ hai, vấn đề về mô hình sở hữu.Trong lịch sử phát triển, sàn giao dịch chứng

khoán có 3 hình thức sở hữu bao gồm: (i) hình thức sở hữu thành viên; (ii) hình thức công ty cổ phần; (iii) hình thức sở hữu nhà nước. Hiện nay, xu thể của các TTCK trên thế giới là sáp nhập và công ty hóa các Sở giao dịch. Thực tế cho thấy rằng, ngày càng nhiều các SGDCK chuyển đổi sở hữu từ cơ cấu thành viên sang cơ cấu công ty và niêm yết cổ phiếu trên chính sàn giao dịch của họ. Điển hình là New York Stock Exchange Corporation (NYSE), Australia Stock Exchange (ASX), Singapore Stock Exchange (SGX) và nhiều sở giao dịch khác.

Việc sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư thì lại tỏ ra không quan tâm nhiều đến sự hợp nhất các sở giao dịch chứng khoán bởi thực ra đó chỉ là vấn đề về quản lý. Trong một điều tra thăm dò ý kiến các thành viên thị trường về tái cấu trúc TTCK trong khổ hợp tác EAS, cơ quan quản lý chứng khoán đã đưa ra 3 phương án về cấu trúc các Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, bao gồm:

(ii). Sáp nhập hai SGDCK thành một SGDCK Việt Nam duy nhất với phân đoạn thị trường riêng cho mỗi loại sản phẩm;

(iii). Thành lập một công ty mẹ (Holding company) để sở hữu các SGDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán với cơ sở hạ tầng thị trường thống nhất và các phân đoạn thị trường riêng cho mỗi sở.

Kết quả điều tra cho thấy, gần 39% người được điều tra đồng thuận với phương án thành lập công ty mẹ (Holding company), trong khi xấu xỉ 32% người điều tra cho rằng cơ cấu thị trường có hai Sở riêng biệt nên được tiếp tục duy trì. Phương án sáp nhập hai Sở chỉ chiếm 25% số người được điều tra đồng thuận. Như vậy, có thể thấy, việc sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán là chưa đủ mà còn cần phải cân nhắc thêm về vấn đề sở hữu.

Thứ ba, vấn đề về phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại sàn Hà Nội.

Theo như kế hoạch, trụ sở Hà Nội sẽ chuyên môn hóa về trái phiếu và chứng khoán phái sinh, tuy nhiên đây là một thách thức lớn cho TTCK Việt Nam. Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết đó là vấn đề về khung pháp lý, việc này kết hợp với xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật là những vấn đề cần đầu tư nhiều tài, lực nhất. Ngoài ra, nếu mở rộng ra để phát triển thị trường phái sinh về hàng hóa, tiền tệ thì còn cần sự kết hợp của các Bộ như Bộ Công thương quản lý thị trường phái sinh hàng hóa, NHNN quản lý phái sinh tiền tệ, Bộ Tài chính, UBCK quản lý thị trường phái sinh chứng khoán. Bên cạnh đó có thể thấy, chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính phức tạp, rủi ro lớn vì vậy việc thiết kế sản phẩm dịch vụ và điều kiện cung cấp dịch vụ cần phải xây dựng phù hợp.

Kết Luận

Như vậy, trước nhu cầu đa dạng của các chủ thể trong nền kinh tế và sự phát triển nhanh của TTCK thì sáp nhập trở thành xu thế chung của thế giới. Rất nhiều nước trên thế giới đã tiến hành sáp nhập các sàn chứng khoán nhỏ lẻ, hoạt động riêng rẽ thành một sàn thống nhất để tăng sức cạnh tranh. Mặc dù gặp phải những rào cản lớn thì phía luật pháp cũng như ý kiến của các chủ thể và một số vụ sáp nhập đình đám đã thất bại nhưng

sáp nhập sàn chứng khoán vẫn là xu thế tất yếu trong bước phát triển đi lên của TTCK. Học tập những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, kết hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam thì việc sáp nhập 2 sàn chứng khoán Việt Nam là HoSE và HNX có thể sẽ sớm được triển khai và hứa hẹn nhiều sự đổi mới cho TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu đánh giá việc sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán việt nam hose và hnx (Trang 28 - 31)