Từ bản vẽ chi tiết ta nhận thấy:
Chi tiết có đủ độ cứng vững để gia công mà không bị biến dạng và có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao.
Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh.
Chi tiết được chế tạo bằng phương pháp đúc. Kết cấu tương đối đơn giản.
Tuy nhiên có một nhược điểm là kích thước chi tiết khá nhỏ gây khó khăn cho việc gá đặt và gia công.
Các bề mặt cần gia công là:
Gia công thô bề mặt Ø26 để làm chuẩn thô khoan lỗ định tâm và khoan lỗ 4 để làm chuẩn tinh sau này,khoả mặt đầu.
Tiện rãnh Ø20 và tiện tinh Ø26. Khoan 4 lỗ bù dầu Ø2,5.
Doa lỗ lắp ty đẩy đồng thời sử dụng lỗ này làm chuẩn tinh cho nguyên công sau.
Mài tinh bề mặt Ø26.Đây cũng chính là bề mặt làm việc chính yêu cầu độ chính xác cao nhất.
4.3 Xác định phƣơng pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết trong lòng phôi
4.3.1 Xác định phƣơng pháp chế tạo phôi
Chọn dạng sản xuất là loạt nhỏ.
Kết cấu chi tiết không phức tạp nên ta dùng phương pháp đúc. Ta chọn phương pháp đúc trong khuôn cát, làm khuôn bằng máy. Sau khi đúc cần có nguyên công làm sạch và cắt ba via.
-71- T D Hình 4.2 : Sơ đồ phôi đúc 4.3.2 Thiết kế bản vẽ lồng phôi Hình 4.3 : Sơ đồ bản vẽ lồng phôi 4.4 Xác định thứ tự các nguyên công
Chọn phương pháp gia công một vị trí, gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng.
Thứ tự các nguyên công
Nguyên công 1: Tiện thô Ø26, khoả mặt đầu, khoan lỗ định tâm. Nguyên công 2: Tiện rãnh Ø20, tiện bậc Ø23, tiện tinh Ø26. Nguyên công 3: Khoan 4 lỗ bù dầu Ø2,5.
Nguyên công 4: Khoan thô lỗ Ø 5, doa lỗ lắp ty đẩy. Nguyên công 5: Mài tinh bề mặt Ø 26.
-72-
4.5 Xác định chế dộ cắt cho các nguyên công
4.5.1 Nguyên công 1: Tiện thô bề mặt Ø26, khoả mặt đầu, khoan 2 lỗ định tâm
Định vị và kẹp chặt: Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu tự định tâm (hình 4.4) 6 Ø4 0.2A A n n3 S3 S2 S1 Ø4 6 57 0.2 A
Hình 4.4 : Sơ đồ nguyên công 1
Chọn máy: Máy tiện T614.
Chế độ cắt bước 1 : Tiện thô Ø26
Chọn dao: Dao tiện DT P9. Chiều sâu cắt: t = 1,25 mm. Tốc độ cắt: v = 1380 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,25 mm/vòng. Chế độ cắt bước 2 : Khoả mặt đầu.
Chọn dao: DT P9. Chiều sâu cắt: t = 1 mm. Tốc độ cắt: v = 1380 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,25 mm/vòng. Chế độ cắt bước 3 : Khoan lỗ định tâm.
Chọn mũi khoan: P6M4. Chiều sâu khoan: t = 7 mm. Tốc độ khoan: v = 560 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,15 mm/vg.
-73-
Bước 4: Đổi chiều định vị và kẹp chặt chi tiết để gia công bề mặt còn lại với các chế độ cắt như trên.
4.5.2 Nguyên công 2: Tiện rãnh Ø20 ,tiện bậc Ø23, tiện tinh Ø 26
Định vị và kẹp chặt : Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng mâm cặp ba chấu và một đầu chống tâm (hình 4.5) n S3 S1 S2 Ø20 Ø26 - 0,020-0,041 Ø23 5 3,5
Hình 4.5 : Sơ đồ nguyên công 2
Chọn máy: Máy tiện T614.
Chế độ cắt bước 1: Tiện rãnh Ø20.
Chọn dao: Dao tiện DT P9. Chiều sâu cắt: t = 0,3 mm. Tốc độ cắt: v = 1380 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,25 mm/vòng. Chế độ cắt bước 3: Tiện bậc Ø23.
Chọn dao: Dao tiện DT P9. Chiều sâu cắt: t = 0,3 mm. Tốc độ cắt: v = 1380 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,25 mm/vòng. Chế độ cắt bước 3: Tiện tinh Ø26.
Chọn dao: Dao tiện DT P9. Chiều sâu cắt: t = 0,15 mm.
-74- Tốc độ cắt: v = 1380 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,15 mm/vòng.
4.5.3 Nguyên công 3: Khoan 4 lỗ bù dầu
Định vị và kẹp chặt: Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng 2 khối chữ V (hình 4.6)
9,5
4xØ2,5
S n
Hình 4.6 : Sơ đồ nguyên công 3
Chọn máy: Máy khoan 2A-952. Chế độ cắt: Khoan lỗ Ø2,5.
Chọn dao: MK35-48. Chiều sâu cắt: t = 8 mm. Tốc độ cắt: v = 980 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,2 mm/vòng.
4.5.4.Nguyên công 4: Khoan thô lỗ Ø 5, doa lỗ ty đẩy
Định vị và kẹp chặt: Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng 2 khối chữ V (hình 4.7)
-75- S2 n2 R2,5 Ø13 22 n1 S1
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên công 4
Chọn máy: Máy khoan 2A-952. Chế độ cắt 1: Khoan thô lỗ Ø5.
Chọn dao: MK 35-48. Chiều sâu cắt: t = 21 mm. Tốc độ cắt: v = 980 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,2 mm/vòng. Chế độ cắt 2: Doa lỗ Ø23.
Chọn dao: MP24-45. Chiều sâu cắt: t = 22 mm. Tốc độ cắt: v = 980 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,12 mm/vòng.
4.5.5 Nguyên công 5: Mài tinh
Định vị và kẹp chặt: Chi tiết được định vị bằng 2 mũi tâm và được kẹp chặt bằng tốc (hình 4.8)
-76-
n1
0,8
n
Hình 4.8 : Sơ đồ nguyên công 5
Chọn máy: Máy khoan 2A125 Chế độ cắt: Mài tinh Ø26.
Chọn dao: Đá 1K450-125. Chiều sâu cắt: t = 0,01 mm. Tốc độ cắt: v = 2250 vg/ph. Lượng chạy dao: S = 0,15 mm/vòng.
-77-
4.5.6 Nguyên công 6: Kiểm tra
n
Hình 4.9 : Sơ đồ nguyên công 6
Kiểm tra kích thước bằng thước cặp
Kiểm tra độ vuông góc,độ tròn, độ đồng trục bằng đồng hồ kiểm. Kiểm tra độ nhám bằng thiết bị quang học
Thông số kiểm tra: Độ không song song giữa mặt ngoài và tâm không lớn hơn 0,05 mm trên cả chiều dài (hình 4.9)
-78-
CHƢƠNG V
SỬA CHỮA BẢO DƢỠNG VÀ ĐIỀU CHỈNH LY HỢP 5.1 Kiểm tra sửa chữa đĩa ma sát
Đĩa ma sát là bộ phận quan trọng nhất của bộ ly hợp ma sát, hư hỏng chính của đĩa ma sát có thể là nứt, vỡ, cong vênh, lỏng đinh tán bắt chặt các tấm ma sát trên đĩa hoặc đinh tán bắt giữ đĩa ma sát trên moay ơ, gãy hoặc liệt lò xo giảm chấn, mòn xước mặt ma sát và mòn rãnh khớp then hoa của moay ơ. Đĩa ma sát có một trong nhưng hư hỏng này sẽ không đảm bảo cho ly hợp hoạt động bình thường, có thể gây hiện tượng trượt trong quá trình truyền lực, rung giật hoặc không nhả hết khi thao tác ngắt nối ly hợp.
Các đĩa ly hợp bị nứt, vỡ, cong vênh, biến dạng lớn, gãy lò xo giảm chấn hoặc mòn hỏng khớp then hoa moay ơ gây độ rơ lớn với trục sơ cấp hộp số theo chiều quay hoặc kẹt, không di chuyển dọc được phải loại bỏ. Nếu đĩa ma sát có độ biến dạng nhỏ và không có hư hỏng gì, chỉ có các tấm ma sát bị chai cứng, xước hoặc mòn gần đến đầu đinh tán, có thể sửa chữa bằng cách đột đinh tán, tháo tấm ma sát cũ ra và thay tấm ma sát mới theo yêu cầu kỹ thuật.
Trước khi quyết định thay tấm ma sát, cấn kiểm tra độ cong vênh của đĩa trên bàn máp bằng căn lá 0,3 mm (căn lá không được vượt quá khe hở giữa mặt đĩa và mặt bàn máp) hoặc kiểm tra độ đảo của đĩa bằng đồng hồ xo. Các đĩa có moay ơ còn tốt và độ đảo vượt quá 0,3 mm được nắn lại bằng cán nắn chuyên dùng. Đĩa ly hợp được lắp lên khớp then hoa của trục gá hoặc trục sơ cấp tháo rời của hộp số và gá trục này lên giá kiểm tra qua các mũi tâm định vị. Dùng tay quay đĩa ma sát một vòng, theo dõi đồng hồ xo, tìm vị trí có độ đảo lớn nhất để nắn lại cho tới khi đạt được độ đảo yêu cầu.
Trong trường hợp các tấm ma sát chưa mòn nhiều nhưng có nhiều đinh tán bị lỏng, cũng cần phải thay tấm ma sát và đinh tán mới. Đinh tán bắt giữ đĩa ma sát trên moay ơ bị nới lỏng cần phải đột đinh tán cũ ra và tán lại đinh mới. Sau khi thay tấm ma sát và tán đinh tán, cần kiểm tra lại độ đảo của đĩa và nắn lại (nếu cần) đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
-79-
5.2 Kiểm tra sửa chữa cụm đĩa ép, lõ xo ép và vỏ ly hợp
Đĩa ép có thể có các hư hỏng như nứt, vỡ, cong vênh, xước hoặc mòn thành gờ trên bề mặt ma sát hoặc mòn hỏng giá lắp đòn mở. Đĩa ép bị nứt, vỡ, cong vênh lớn phải thay mới. Đĩa ép có hiện tượng xước hoặc mòn thành gờ nhẹ được sửa chữa bằng cách mài phẳng lại hoặc đánh bóng bằng vải nhám. Lò xo ép thường bị đốt nóng do nhiệt truyền từ bề mặt ma sát của đĩa ép trong quá trình đóng ngắt ly hợp nên có thể bị cháy lớp sơn và giảm tính đàn hồi. Do đó, nếu thấy lò xo có màu xanh sẫm là lò xo bị đốt nóng nhiều, tính đàn hồi đã giảm nên cần thay lò xo mới. Nếu lò xo nhìn bình thường, cần kiểm tra chiều dài ở trạng thái tự do và kiểm tra lực ép của lò xo trên thiết bị chuyên dùng.
Các đòn mở nếu bị biến dạng nhiều khác thường hoặc mòn các lỗ lắp chốt giữ lên đĩa ép hoặc lỗ lắp chốt giữ lên vỏ ly hợp hoặc mòn hỏng đầu tỳ lên bi “T” thì cần thay mới. Nếu các bu lông hoặc vít điều chỉnh mòn, hỏng cần thay bu lông và vít điều chỉnh mới.
Vỏ ly hợp là chi tiết lắp đòn mở, lò xo và đĩa ép nên yêu cầu không được biến dạng hoặc mòn hỏng các lỗ ren và giá đỡ lắp đòn mở. Cần kiểm tra kỹ bằng mắt thường, nếu có các hư hỏng nói trên cần thay mới.
Mặt bánh đà là một mặt ma sát của ly hợp nên cũng cần phải đảm bảo yêu cầu phẳng như mặt đĩa ép, không mòn thành gờ và không bị chai cứng. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách dùng thước phẳng hoặc kiểm tra độ đảo nhờ đồng hồ xo. Nếu bề mặt không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, có thể sửa chữa bằng cách mài bóng lại như đối với đĩa ép.
5.3 Lắp bộ ly hợp và điều chỉnh độ đồng đều của các đòn mở
Sau khi kiểm tra, sửa chữa đĩa ma sát và các chi tiết của cụm đĩa ép, tiến
hành lắp cụm vỏ ly hợp, đĩa ép, lò xo và đòn mở. Cần chú ý đảm bảo các bề mặt ma sát của đĩa ma sát, của đĩa ép và của bánh đà sạch, không dính dầu mỡ trước khi lắp bộ ly hợp lên bánh đà (dùng xăng để rửa sạch nếu bẩn). Kiểm tra vòng bi gối trục sơ cấp hốp số ở đuôi trục khuỷu, nếu không bị rơ, lỏng thì bôi mỡ và chuẩn bị lắp bộ ly hợp. Dùng trục sơ cấp hộp số hoặc trục then hoa
-80-
chuyên dùng lắp vào moay ơ của đĩa ma sát và gối lên ổ bi trong ổ ở đuôi trục khuỷu để định tâm ly hợp, rồi lắp cụm vỏ ly hợp và đĩa ép lên bánh đà sao cho các dấu lắp đánh trên vỏ ly hợp và trên bánh đà thẳng nhau, xiết chặt bu lông. Chú ý, xiết đều các bu lông theo thứ tự đối xứng đến khi chặt. Giữ thẳng tâm trục định tâm với trục khuỷu cho đến khi xiết chặt toàn bộ các bu lông bắt giữ bộ ly hợp.
Sau khi lắp bộ ly hợp lên bánh đà, kiểm tra và điều chỉnh độ cao đồng đều của các đầu đòn mở bằng bu lông hoặc vít điều chỉnh trên đầu đòn mở hoặc trên vỏ bộ ly hợp để đảm bảo mặt tỳ của các đầu đòn mở phải nằm trên cùng một mặt phẳng song song với mặt ma sát của bánh đà. Bu lông hoặc vít điều chỉnh nếu nằm trên đầu đòn mở sẽ đóng vai trò mặt tỳ của đòn mở, nếu ở trên vỏ ly hợp là bu lông điều chỉnh độ cao giá đỡ đòn mở..
5.4 Kiểm tra khớp trƣợt và vòng bi nhả ly hợp
Khớp trượt và vòng bi nhả ly hợp được làm thành một cụm chi tiết kín có sẵn mỡ bôi trơn bên trong. Vòng bi thuộc loại vòng bi chặn, mặt đầu ca ngoài tỳ lên các đòn mở và quay theo đĩa ép khi đạp bàn đạp ngắt ly hợp, ca trong được lắp liền với ống trượt. Khớp trượt được điều khiển chạy dọc trên ống giá đỡ đồng tâm với trục sơ cấp của hộp số. Quan sát bên ngoài và xoay vòng bi để kiểm tra độ trơn tru. Nếu rãnh lắp càng mở bị mòn, vỡ hoặc xoay nhẹ vòng bi thấy có hiện tương rơ, lỏng, kêu hoặc kẹt thì phải thay mới. Không nên ngâm vòng bi hoặc khớp trượt trong dầu hoặc xăng để rửa vì sẽ làm chảy mỡ bôi trơn chứa bên trong.
5.5 Lắp cơ cấu điều khiển và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp hợp
Cần kiểm tra thanh nối đảm bảo không bị biến dạng so với trạng thái nguyên thuỷ, tra mỡ vào các khớp nối rồi lắp hoàn chỉnh cơ cấu dẫn động để các thanh nối chuyển động trơn tru, nhẹ nhàng, không bị chạm hoặc kẹt bởi các chi tiết xung quanh.
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng di chuyển của bàn đạp từ vị trí thả tự do đến vị trí mà khớp trượt bắt đầu chạm vào đầu các đòn mở ngắt ly hợp. Đối với cơ cấu dẫn động ly hợp kiểu cơ khí, hành trình tự do bắt buộc phải có để đĩa ép hoàn toàn ép lên đĩa ma sát mà không bị cản trở bởi
-81-
đòn mở. Do vậy nếu hành trình này không có hoặc quá nhỏ, ly hợp sẽ không nối được hoàn toàn do đĩa ép bị mắc bởi đòn mở và không ép sát được hoàn toàn lên đĩa ma sát, gây trượt ly hợp trong quá trình làm việc, do đó đĩa ma sát bị mòn nhanh. Ngược lại, nếu hành trình tự do của bàn đạp quá lớn thì khi đạp bàn đạp đến kịch sàn xe, khớp trượt có thể vẫn chưa đi đến vị trí đẩy mở hoàn toàn đĩa
ép khỏi đĩa ma sát, làm cho ly hợp không ngắt được hoàn toàn, gây khó khăn cho việc sang số.
Hành trình tự do của bàn đạp được kiểm tra bằng cách đặt thước chống lên sàn xe, đánh dấu trên thước ở vị trí bàn đạp ở trạng thái tự do, dùng tay ấn bàn đạp ly hợp xuống cho tới khi cảm thấy nặng tay thì dừng lại, đánh dấu tiếp trên thước. Khoảng cách giữa hai dấu chính là hành trình tự do của bàn đạp. Trị số yêu cầu tuỳ thuộc vào từng loại xe, thông thường khoảng 25 mm. Việc điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp đối với cơ cấu điều khiển dùng các thanh nối được thực hiện bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo nối bàn đạp với càng mở khớp ly hợp. Đối với cơ cấu điều khiển bằng cáp thì điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp bằng cách thay đổi độ chênh lệch về chiều dài giữa cáp và vỏ bọc, có thể điều chỉnh đai ốc điều chỉnh để thay đổi độ dài vỏ trong khi độ dài cáp không đổi hoặc ngược lại.
Đối với hệ thống điều khiển ly hợp cắt ly hợp bằng thủy lực,trước khi điều chỉnh hành trình bàn đạp cần điều chỉnh độ cao ở trạng thái tự do cho phù hợp và xả khí trong hệ thống.Trong quá trình sử dụng bất kì khi nào tháo để sửa chữa các đường dẫn dầu,thay dầu hoặc bổ sung dầu sau khi cạn quá mức cực tiểu đều phải xả khí trong hệ thống.
Trước tiên,điền đầy dầu ly hợp vào bình chứa trên bơm cái đến mức quy định.Tiếp theo nối một ống mềm vào đầu vít xả khí trên xi lanh con,đầu kia của ống mềm được nhúng chìm vào một bình thủy tinh chứa dầu ly hợp đến ngang bình.Một người ngồi trên xe đạp bàn đạp ly hợp vài lần đến khi thấy nặng thì ấn giữ bàn đạp ở vị trí đó với một lực nhất định.Một người ở