II Nhóm 2: Dự phòng
3. Chương trình phòng ngừa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI )
12 – DỰ PHÒNG CÁC NHIỄM KHUẨN
LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (1)
Đánh giá tỷ lệ nhiễm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trong các quần thểđích là bao nhiêu?
Mối liên hệ dịch tễ học giữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV đã được biết đến rất rõ. Luận điểm này cho rằng khi một người có HIV quan hệ tình dục với một người không có HIV mà mắc STI kinh điển thì những STI đó sẽ tạo điều kiện lây nhiễm HIV và sự lây nhiễm đó sẽ tăng lên gấp bội. Xác suất lây nhiễm HIV sẽ
tăng từ 2-13 lần nếu có sự có mặt của các STI gây loét. Chính vì vậy, chúng ta cần xem xét tình hình mắc STI trong các quần thểđích, từđó hiểu rõ hơn tình hình nhiễm HIV và giúp lập kế hoạch cho chương trình dự phòng phù hợp.
Các chỉ số áp dụng bao gồm:
# CHỈ SỐ MỤC ĐÍCH
2.15 Tỷ lệ hiện nhiễm STI trong các quần thể đích
Theo dõi tỷ lệ hiện nhiễm STIs trong các quần thểđích, kể cả phụ nữ
mang thai
13 – DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ
NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (2)
Đánh giá tình hình tiếp cận và chất lượng các dịch vụ chẩn đoán và điều trị STI cho các quần thể nguy cơ cao như thế nào và các dịch vụđó có đạt tiêu chuẩn hay không?
Kinh nghiệm từ việc thực hiện các chương trình kiểm soát STI cho chúng ta thấy rằng để giảm tỷ lệ nhiễm STI đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể cho cả dự phòng và
điều trị. Một điều quan trọng nữa là cần lưu ý đến những đối tượng nào sử dụng các dịch vụ y tế hiện thời và những đối tượng nào thì không sử dụng. Nếu như việc tiếp cận với
những dịch vụ bị hạn chế thì kể cả những dịch vụ có kỹ thuật tiên tiến nhất cũng có rất ít tác động đến tỷ lệ hiện nhiễm STI.
Một cách tiếp cận tốt là cung cấp những dịch vụ có khả năng chấp nhận và dễ
dàng tiếp cận, khuyến khích sử dụng những dịch vụđó, đặc biệt là với những đối tượng có khả năng lây nhiễm và truyền bệnh.
Các chỉ số áp dụng bao gồm:
# CHỈ SỐ MỤC ĐÍCH
2.16 Tỷ lệ phần trăm những người trong quần thể
có hành vi nguy cơ cao tiếp cận được dịch vụ chẩn đoán và điều trị STIs Đánh giá việc tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán và điều trị STI 2.17 Tỷ lệ phần trăm nam và nữ giới mắc STIs tại các cơ sở y tếđược chẩn đoán, điều trị và tư vấn phù hợp Đánh giá chất lượng các dịch vụ chẩn đoán, điều trị và tư vấn các STI
2.4. Chương trình an toàn truyền máu
14 – AN TOÀN TRUYỀN MÁU
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường truyền máu ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Hàng năm có hàng triệu người đã được cứu sống nhờđược truyền máu. Tuy nhiên, việc lấy mẫu máu, xét nghiệm máu (hoặc không xét nghiệm) để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường máu (như HIV) còn nhiều bất cập. Điều này có nghĩa rằng nguy cơ
lây nhiễm HIV và các bệnh khác lây truyền qua đường truyền máu vẫn gia tăng ở một số
quốc gia. Nếu như có các biện pháp dự phòng kịp thời và hữu hiệu, chúng ta có thể giảm
Bộ Y tếđã xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc HIV trong công tác an toàn truyền máu. Kết quả chương trình an toàn truyền máu có thể đánh giá bằng cách theo dõi số lượng
đơn vị máu truyền được sàng lọc theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các chỉ số áp dụng bao gồm:
# CHỈ SỐ MỤC ĐÍCH
2.18 Tỷ lệ phần trăm các đơn vị máu truyền được sàng lọc HIV đạt đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế
trong 12 tháng vừa qua
Đánh giá an toàn trong truyền máu