III.1 Đánh giá ưu, nhược điểm của hai phương án
Hai phương án trên chủ yếu khac nhau ở quá trình lắng, vì vậy ta sẽ đánh giá hai bể lắng để đề xuất phương án tối ưu hơn.
Mô tả một số công trình đơn vị: Phương án 1: Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Khử trùng Chất kiềm hóa Song chắn rác
Song chắn rác (SCR): Nước thải đưa tới công trình làm sạch trước hết phải qua sông chắn rác.Tại song chắn rác, các tạp chất như rác, gỗ, xơ, bả, giấy, rau, cỏ…được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn.
– Ưu điểm :
Đơn giản, rẻ tiền, dễ lắp đặt Giữ lại tất cả các tạp vật lớn
– Nhược điểm :
Không xử lý, chỉ giữ lại tạm thời các tạp vật lớn Làm tăng trở lực hệ thống theo thời gian
Phải xử lý rác thứ cấp
Bể trộn cơ khí: Dùng năng lượng của cánh khấy để tạo ra dòng chảy rối. Việc khuấy trộn thường được tiến hành trong các bể trộn hình vuông hoặc hình tròn với tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng là 2 :1.
– Ưu điểm:
Có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn Thời gian khuấy trộn ngắn
Dung tích bể nhỏ nên tiết kiệm diện tích, vật liệu xây dựng
– Nhược điểm :
Phải có máy khuấy trộn và các thiết bị cơ khí
Đòi hỏi người quản lý vận hành phải có trình độ nhất định
Bể lọc nhanh: bao gồm 1 lớp vật liệu lọc hoặc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc, vật liệu lọc có thể là cát thạch anh. Thông thường được xử dụng cho dây chuyền xử lý nước mặt có dung chất keo tụ hay trong dây chuyền khử sắt của nước ngầm.
– Ưu điểm :
Tốc độ lọc lớn, nên thời gian lọc nhanh Diện tích xây dựng nhỏ
Tận dụng được toàn bộ chiều cao lớp lọc Kỹ thuật đơn giãn
– Nhược điểm:
Tốc độ nước đi qua lớp vật liệu tương đối lơn nên sức dính kết của nhiều hạt cặn không đủ sức giữ chúng lại
Bể lắng đứng: Nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi chiều ngược lại với chiều chuyển động của dòng nước. Hiệu quả xử lý ngoài phụ thuộc vào chất keo tụ, thì còn phụ thuộc vào sự phân bố của dòng nước đi lên và chiều cao vùng lắng phải đủ lớn thì các hạt cặn mới kết dính với nhau được. Bể lắng đứng thường được bố trí kết hợp với bể phản ứng xoáy trụ ( hay còn gọi là ống trung tâm).
Hình 3.1 Bể lắng đứng
– Ưu điểm của bể lắng đứng : thuận tiện cho việc xã cặn, ít tốn diện tích xây dựng, khả năng ứng dụng thực tế cao.
– Khuyết điểm : chiều cao xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng, số lượng bể nhiều , hiệu suất thấp.
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lững : thường được áp dụng cho công trình có lưu lượng điều hòa hoặc thay đổi dần dần trong phạm vi không quá ± 15% trong 1 giờ và nhiệt độ nước đưa vào bể thay đổi không quá ± 1oC trong 1 giờ. Sở dĩ phải có những quy định nghiêm ngặt đó là vì trong lớp cặn lơ lững các hạt cặn lớn lên rồi bị phá vỡ thành những hạt cặn nhỏ hơn, sau đó lại hấp phụ và lớn lên. Để cho hạt cặn lớn lên phải có thời gian, nếu như lưu lượng nước giao động quá lớn hạt cặn chưa đủ lớn sẽ bị cuốn đi.
Mặt khác nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, lức liên kết giữa các hạt cặn lơ lững sẽ thay đổi và những bông cặn sẽ biến dạng có khi sẽ bị phá vỡ. Ngoài ra nước trước khi đưa vào bể lắng trong phải qua ngăn tách khí. Nếu không trong quá trình chuyển động từ dưới lên trên, các bọt khí sẽ kéo theo các hạt cặn tràn vào máng thu nước trong làm giảm chất lượng nước sau khi lắng.
– Ưu điểm của bể lắng trong là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ lững của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện tích xây dựng hơn.
– Nhưng nó có nhược điểm có kết cấu phức tạp, chế độ quản lý chặt chẽ, đòi hỏi công trình làm việc liên tục suốt ngày đêm và rất nhạy cảm với sự dao động lưu lượng và nhiệt độ của nước. Hiện nay, theo tiêu chuẩn TCXD 33: 2006, bể lắng trong chỉ nên áp dụng cho các trạm xử lý có công suất đến 3000 m3/ ngày đêm.
Nhận xét :
Qua 2 phương án trên thì ta thấy :
– Diện tích xây dựng phương án 2 hơn so với phương án 1 .Chi phí xây dựng ban đầu thấp hơn. Nhưng khả năng ứng dụng vào thực tế không cao, vì chi phí và khả năng vận hành cao, khó khăn.
– Phương án 1 tuy chiếm diện tích xây dựng nhưng không đáng kể
– Khả năng vận hành của phương án 1 dễ dàng và ứng dụng thực tế cao Vì vậy ta sẽ chọn phương án 1 để thiết kế và tính toán.