Giới thiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: XÂY DỰNG GAME ENGINE ĐA NỀN TẢNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ppt (Trang 32)

Hình 16. Ví dụ key-frame

Kỹ thuật nội suy Key-frame là một kĩ thuật rất cổ điển và hữu dụng cho việc tạo hoạt cảnh. Ngày xưa khi tạo ra các cử động chẳng hạn cho phim hoạt hình thì người tạo phim thường phải vẽ ra các hình ảnh, khung hình (frame) cử động liên tiếp nhau rồi nối liền thành một hành động, để cho hành động đó được mượt mà thì sẽ phải vẽ 24hình/1giây. Như vậy để có được những hành động xảy ra trong thời gian ngắn thì các họa sĩ đã phải mất rất nhiều công sức vẽ ra các hình ảnh cử động của các nhân vật, hơn thế việc vẽ các cử động đó không phải là một việc đơn giản vì rất nhiều hình mới có thể tạo ra được một chuyển động, và phải làm sao cho người xem không cảm nhận được là đang xem các hình rời rạc mà là một chuyển động thật nên các hình vẽ chỉ khác nhau ở những chi tiết rất nhỏ, đòi hỏi người họa sĩ phải có độ tinh tế rất cao.

Ngày nay với sự phát triển của máy tính thì công việc trở nên đơn giản hơn nhiều, thay vì việc vẽ một loạt các khung hình thì ta chỉ phải vẽ một số khung hình chính (key frame) rồi những khung hình ở giữa các khung hình chính đó ta không phải vẽ mà sẽ dùng những hàm toán học để máy tính sẽ tính toán ra các khung hình đó. Nhờ có sự giúp đỡ của máy tính thì đã giải phóng được rất nhiều sức lao động của con người, và để tạo ra được các hiệu ứng hình ảnh tốt, mượt mà sống động thì phụ thuộc rất nhiều vào các hàm nội suy. Có hai loại hàm nội suy là hàm nội suy bậc một và hàm nội suy bậc hai, tùy thuộc vào các loại cử động, chuyển động khác nhau mà ta dùng loại hàm nội suy nào cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: XÂY DỰNG GAME ENGINE ĐA NỀN TẢNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ppt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)