Giải pháp

Một phần của tài liệu Đề tài “Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” docx (Trang 43 - 47)

Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia.

Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu thực trạng thái độ chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy của 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau từ kết quả nghiên cứu thu được: Đa số sinh viên có TĐ tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế. Trong các mặt biểu hiện của TĐ, mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, mặt hành vi có biểu hiện kém nhất. Cụ thể:

Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có nhận thức đúng về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông và ý nghĩa của các biển báo khi tham gia giao thông; có xúc cảm tình cảm tích cực khi tham gia giao thông, và cũng có một bộ phận sinh viên có hành vi tích cực khi tham gia giao thông .

Có sự khác biệt trong thái độ tham gia giao thông giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD, nam sinh viên và nữ sinh viên của KTKT có thái độ tích cực hơn so với sinh viên nam và nữ của QTKD.

Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; ý thức tự giác chưa cao, luật pháp chưa nghiêm; do thói quen….

Có nhiều hình thức tuyên truyền về luật giao thông có hiệu quả nhưng các bạn sinh viên đều cho rằng việc kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền là có hiệu quả nhất,

tiếp đến là tăng người giám sát trên các tuyến đường, đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, lồng ghép vào các chương trình của Đoàn, Hội….

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

TĐ trong đề tài được hiểu là: “Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể.”

TĐ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được hiểu: là trạng thái tâm lý chủ quan của sinh viên, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, điều kiện cụ thể.

Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có TĐ tích cực và khá tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên trường KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế.. Trong 3 mặt của TĐ mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, tiếp đến là mặt tình cảm, biểu hiện kém nhất là mặt hành vi.

TĐ của sinh viên trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của từng nghề, cũng như sự quan tâm, cách nhìn nhận và sự tham gia khác nhau.

TĐ của sinh viên nam trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nam QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.

TĐ của sinh viên nữ trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nữ QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.

Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; do ý thức tự giác chưa cao; do luật giao thông; do ý thức chưa cao…

Kiến nghị

Qua kết quả của đề tài, chúng tôi xin kiến nghị một số ý kiến để nâng cao tính tích cực của sinh viên

3.2.1. Đối với bản thân:

Bảo đảm an toàn giao thông là một việc làm hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, trong đó có các bạn sinh viên – những người góp phần xây dựng và phát triển đất nước sau này, vì vậy bản thân mỗi sinh viên phải tự nâng cao ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mình, phải có nhận thức đúng, đầy đủ về việc chấp hành các quy định của luật giao thông,tích cực tham gia cùng với cộng đồng vào việc tuyên truyền cho tất cả mọi người nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông như hiện nay.

3.2.2. Đối với nhà trường:

Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia.

Thành lập các đội tuyên truyền giao thông và đội bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở trường, khoa, lớp và có hình thức kỉ luật đối với sinh viên vi phạm luật giao thông.

Cần có chính sách hổ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời đối với những sinh viên có thành tích tốt, tích cực trong hoạt động tuyên truyền về luật giao thông.

1.1.2. Các nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam...8

1.2. Lý luận về thái độ...9

1.2.2. Đặc điểm của thái độ...10

1.3. Lý luận về thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao

thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy...13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2...18

2.1. Phân tích thái độ của sinh viên trong việc chấp hành luật giao thông: ...19

2.1.1 TĐ chung của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy:...19

2.1.1.1. So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy:...20

2.1.1.2 So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới tính)...21

2.1.2. So sánh biểu hiện thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua các mặt...23

2.1.2.1 So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức....23

2.1.2.2 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm...29

2.1.2.3 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi...34

2.2. Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông ...40

2.3. Nhận định của sinh viên về những hình thức tuyên truyền luật giao thông...41

2.4 Giải pháp...43

Kết luận chương 2...43

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...44

3.2.1. Đối với bản thân: ...45 3.2.2. Đối với nhà trường:...45 45

3.2.3 Đối với xã hội...47

3.2.3 Đối với xã hội

Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn.

Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt hơn nữa, đặc biệt phải xử lí nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông.

Cần tăng cường hơn nữa các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống các trang thiết bị, phương tiện phục vụ. Nâng cấp hệ thông đường xá,cần có sự bố trí hợp lí biển báo giao thông.

Phát động, hưởng ứng nhiều chương trình, phong trào thi đua trong tất cả mọi người như: tuần lễ an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông…để từ đó nâng cao hơn nữa hiểu biết cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm của mọi người.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa Kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” docx (Trang 43 - 47)