sự
- Cán bộ, Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc thi hành án dân sự phải có tâm huyết và trách nhiệm với công việc được giao. Từ đó, phải tích cực chủ động học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, nhất là kỹ năng kiến nghị, kháng nghị và tổng hợp tình hình, số liệu vi phạm để kiến nghị tổng hợp đến cơ quan có thẩm quyền đối với công tác thi hành án dân sự.
- Lãnh đạo Viện cần quan tâm và tăng cường chỉ đạo công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự, chú trọng việc ổn định và bố trí cán bộ có năng lực cho công tác này. Trường hợp cần thiết phải thay đổi cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thì ngoài việc bàn giao công tác cán bộ, Kiểm sát viên cũ phải hướng dẫn nghiệp vụ cơ bản về kiểm sát thi hành án dân sự cho cán bộ, kiểm sát viên mới. Có như vậy, mới hạn chế những mặt tồn tại nêu trên.
- Hàng năm từng đơn vị phải bám sát các chỉ tiêu kế hoạch công tác kiểm sát của ngành và hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Quá trình xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch công tác kiểm sát thi hành án dân sự phải thống nhất và phù hợp tình hình thực tiễn của hai cấp kiểm sát tỉnh, huyện giúp cho công tác theo dõi, tập hợp tham mưu cho cấp ủy địa phương và lãnh đạo Viện chỉ đạo kịp thời, đúng trọng tâm đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Ngoài công tác kiểm sát thường xuyên, trực tiếp kiểm sát cơ quan Thi hành án dân sự. Từng đơn vị phải chú ý theo dõi kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác thi hành án dân sự để kịp thời kiến, kháng nghị yêu cầu khắc phục những vi phạm.
- Từng đơn vị phải duy trì tốt công tác kiểm sát thường xuyên hàng tuần đối với cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp để theo dõi, thụ lý đầy đủ, kịp thời số án phát sinh và kết quả giải quyết, giúp cho công tác thông tin báo cáo được đầy đủ chính xác. Đồng thời, thông qua công tác kiểm sát thường xuyên kịp thời
thực hiện của cơ quan thi hành án dân sự có những hạn chế và vi phạm pháp luật để kiến, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo hai chiều giữa Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3.2. Kiến nghị
Để đưa công tác thi hành án dân sự và kiểm sát việc thi hành án dân sự từng bước đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật. Tôi xin có những kiến nghị như sau:
* Đề nghị các ngành hữu quan ở Trung ương:
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ động phối hợp với các bộ, ngành chức năng có thẩm quyền ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu đối với công tác kiểm sát thi hánh án dân sự để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
* Đề nghị Ủy ban nhân dân địa phương:
- Đề nghị các Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp ngoài việc duy trì tốt chế độ sinh hoạt định kỳ theo qui chế hoạt động, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự; hỗ trợ tạo điều kiện, thuận lợi cấp đất cho cơ quan Thi hành án dân sự sớm được xây dựng kho vật chứng ở địa phương. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho công tác thi hành án dân sự.
- Cần lãnh đạo tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.
* Đề nghị Cơ quan Tài chính:
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc xử lý vật chứng, tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc giao nhận vật chứng, tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước từ cơ quan
Thi hành án dân sự sang cơ quan Tài chính theo quy định của pháp luật, không để tình trạng chậm trễ, tồn đọng kéo dài như thời gian qua.
* Đề nghị Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc:
Theo chức năng nhiệm vụ của mình được pháp luật quy định, tăng cường giám sát công tác thi hành án dân sự ở địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chỉ ra những mặt còn thiếu sót tồn tại trong công tác thi hành án dân sự và việc quản lý, xử lý đối với vật chứng, tài sản trong các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhằm từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
* Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương:
Lãnh đạo các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên sâu nội dung của Luật thi hành án dân sự , Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cơ quan cấp dưới, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ Thi hành án và cán bộ Tư pháp cấp phường.
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Mỹ Tho phối hợp thường xuyên trong việc phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành; nhanh chóng đưa việc thi hành án có điều kiện đầy đủ ra thi hành đúng theo quy định của pháp luật; gửi đầy đủ và đúng thời hạn các quyết định về Thi hành án cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại Điều 38 Luật thi hành án dân sự 2008; đảm bảo ra quyết định thi hành án đúng theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008, tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với các việc thi hành án chủ động (đã ra quyết định hoãn thi hành án) đúng theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008 và khoản 5 điều 6 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính phủ; lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, chỉ đạo khắc phục những vi phạm pháp luật qua công tác trực tiếp kiểm sát mà VKS đã kết luận, kiến nghị, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Cơ quan Tòa án nhân dân hai cấp cần gửi kịp thời, đúng thời hạn luật định đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết cho Chi cục thi hành án dân sự TP Mỹ Tho để tổ chức thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan công an TP Mỹ Tho cần thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp, hỗ trợ và bảo vệ cưỡng chế thi hành án để Chi cục Thi hành dân sự tổ chức thi hành án đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Mỹ Tho tiếp tục nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự; tăng cường hơn nữa công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thường xuyên tác động các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác này nhằm đảm bảo sự tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình thi hành bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và góp phần thúc đẩy, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự nói riêng và sự thành công của chiến lược cải cách tư pháp nước ta nói chung.
C - KẾT LUẬN
Thi hành án dân sự là hoạt động của nhà nước, mang tính chất hành chính-tư pháp, là một trong những phương pháp để thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo nâng cao pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động thi hành án dân sự, những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành trên thực tế, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội trở thành hiện thực. Bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay nếu không được tổ chức thi hành sẽ là vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Kiểm sát thi hành án dân sự với tính cách là một trong những biện pháp bảo đảm thực thi quyền lực Nhà nước, theo dõi giám sát một cách chủ động thường xuyên, liên tục đối với các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, các công chức khác của cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự. Đồng thời, sẵn sàng tác động để buộc và hướng hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và các cơ quan, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự theo đúng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan, nhằm tổ chức thi hành một cách có hiệu quả nhất các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và trọng tài thương mại. Với ý nghĩa như vậy, kiểm sát thi hành án dân sự có một vai trò đạc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong thi hành án dân sự, góp phần đẩy lùi những bất cập, tồn tại trong thi hành án dân sự, từ đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan tư pháp nói riêng và đối với bộ máy nhà nước nói chung. Trên cơ sở đó, xây dựng bộ máy Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là của nhân dân, do nhân