Giám đốc Phó Giám đốc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ Ở NHNo CHI NHÁNH TÂY HỒ (Trang 27 - 30)

Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Thẩm định Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Thanh toán quốc tế

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng Giao dịch 20 Phòng Giao dịch 21 Phòng Giao dịch số22

NHNo Tây Hồ có 03 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội : Phòng giao dịch tại 493 đường Âu Cơ, 524 đường Hoàng Hoa Thám và 493 Phương Mai, mỗi phòng được biên chế 01 trưởng phòng và 02 cán bộ( trong đó có 01 kế toán và 01 thủ quỹ).

Phòng giao dịch là nơi có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, nhận tiền gửi, rút tiền gửi... với khách hàng khi khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh, đồng thời chuyển các chứng từ của nghiệp vụ trên cho phòng kế toán ngân quỹ để phòng này vào sổ sách và thực hiện nghiệp vụ lưu chứng từ theo quy định của NHNo Việt Nam.

Một hệ thống hoạt động tốt là hệ thống mà ở đó ngoài yêu cầu đối với từng bộ phận đòi hỏi phải có sự gắn kết và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận thống nhất. Bộ máy tổ chức của chi nhánh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với lịch sử hơn 10 năm phát triển các phòng ban của chi nhánh đã có nhiều thay đổi về chức năng và hoạt động song ban lãnh đạo ngân hàng luôn coi trọng vấn đề tao nên mối gắn kết giưa các phong ban như để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng( một hoạt động truyền thống và lâu đời nhất của ngân hàng, chi nhánh cũng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng để tạo được những mối quan hệ lâu dài, các phòng ban khác cũng vậy luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo chi nhánh Tây Hồgiai đoạn 2005- 2007 giai đoạn 2005- 2007

Với 10 năm hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước đi vững chắc khẳng định vị thế của mình trên địa bàn cũng như trong hệ thống . Để tạo thế chủ động hội nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng đã phát huy hết nội lực của mình cùng với đẩy mạnh việc đa dạng các phương thức kinh doanh.

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo Tây Hồ

Nhận biết được tầm quan trọng của việc huy động vốn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh, chi nhánh không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với chi phí tối ưu, tận dụng từ các nguồn trên địa bàn quận cũng như thủ đô.

Bảng 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo chi nhánh Tây Hồ Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tăng/giảm năm 2006 so với 2005 Tăng/giảm năm 2007 so với 2006 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn 341063.46 604315.75 675636.74 263252.3 77.19% 71320.982 11.80% TG của TCTD Số tiền 50000 0 300000 -50000 -100.00% 300000 100.00 % Tỷ trọng 14.66% 0.00% 44.40% TG của KH Số tiền 258375.35 549110.83 373968.64 290735.48 112.52% - 175142.19 -31.90% Tỷ trọng 75.76% 90.86% 55.35% Phát hành GTCG Số tiền 4177.76 53680.51 5248.00 49502.757 1184.91% - 48432.513 -90.22% Tỷ trọng 1.22% 8.88% 0.78% Nguồn khác Số tiền 2850.4 2920.45 2964.2 70.05 2.46% 43.75 1.50% Tỷ trọng 0.84% 0.48% 0.44%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo chi nhánh Tây Hồ năm 2005- 2007)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua 3 năm: đặc biệt mức tăng vượt bậc năm 2006 so với năm 2005 là 77.19% (đạt trên 604 tỷ đồng) . Lý giải cho sự tăng lên này là lượng tiền gửi của khách hàng năm 2006 tăng 112.5% so với năm 2005 có thể coi như một sự gia tăng đột biến . Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của ngân hàng, nhưng để tăng được loại nguồn này đòi hỏi các đơn vị phải co kế hoach cũng như các cách thức huy động hợp lý để thu hút khách hàng, và vấn đề này đã được chi nhanh thực hiện tốt trong năm 2006. Chỉ tiêu này giảm nhẹ trong năm 2007 nhưng bù lại là lượng tiền gửi

của các tổ chức tín dụng tăng mạnh nên tổng nguồn vẫn tăng so với năm 2006.(11.80%) đạt 675.64 tỷ đồng.

Tỉ trọng phát hành giấy tờ có giá trong tổng nguồn huy động của chi nhánh là thấp do đây không phải là hình thức huy động vốn thường xuyên và có xu hướng giảm qua các năm, nhưng vẫn có sự tăng lên về giá trị ,năm 2006 đạt hơn 53 tỷ còn năm 2005 là 41.78 tỷ đồng.

Bên cạnh các nguồn tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá ở chi nhánh còn có nguồn vốn huy động khác là nguồn ủy thác, tỷ trọng cũng có xu hướng tăng qua các năm.

Với những số liệu khả quan từ hoạt động huy động vốn báo hiệu những điểm sáng với hoạt động sử dụng nguồn( hoạt động cho vay, bảo lãnh…)

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn của NHNo chi nhánh Tây Hồ

Hoạt động cho vay

Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng,Chi nhánh NHNo Tây Hồ cũng vậy: hoạt động chính là tìm kiếm các khoản vốn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Do giới hạn về quy mô hoạt động và do đặc thù của ngân hàng nên trong hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động được đề cập ở đây chỉ tập chung vào hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng: bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. Nói về hoạt động cho vay của chi nhánh , trước hết cần xem xét vấn đề dư nợ tín dụng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Tình hình dư nợ của NHNo chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ Ở NHNo CHI NHÁNH TÂY HỒ (Trang 27 - 30)