Các giải pháp khai thác thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh học cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

a. Trao đổi dữ liệu

Dữ liệu của hệ thống bao gồm dữ liệu bản đồ (các lớp bản đồ cơ sở và các lớp bản đồ chuyên ngành); dữ liệu thông tin về các cây trồng. Do đặc thù hệ thống gồm nhiều loại dữ liệu và có chứa dữ liệu bản đồ nên dung lượng của dữ liệu tương đối lớn. Việc trao đổi dữ liệu được áp dụng bằng 2 phương pháp sau:

Dữ liệu ban đầu (Bao gồm các lớp lớp bản đồ cơ sở, các lớp bản đồ chuyên ngành đã được biên tập, thông tin về các cây trồng đã được cập nhật đầy đủ) được đóng gói cùng bộ cài đặt chương trình và lưu trữ vào các đĩa CD. Khi cài đặt chương trình cho các đơn vị sử dụng thì sẽ có luôn dữ liệu để khai thác.

Dữ liệu được cập nhật trong quá trình sử dụng (do có những biến động về công trình, bổ sung thông tin,...) được trao đổi giữa các đơn vị sử dụng với nhau dưới các hình thức như chia sẻ qua mạng, người quản trị mạng thì sẽ cập nhật thường xuyên liên tục trên máy chủ. Việc trao đổi dữ liệu này được xử lý qua phần mềm nhằm đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ dữ liệu.

b. Cập nhật dữ liệu

Dữ liệu chuyên ngành thuộc đơn vị nào (Sở, huyện) do đơn vị đó cập nhật. Sau đó phần dữ liệu riêng đó được đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung.

Dữ liệu đã được nhập bổ sung từ các cơ sở sau đó đồng bộ về cơ sở dữ liệu dùng chung theo định kỳ: Chu kỳ thời gian cập nhật đối với dữ liệu bản đồ dự kiến là 6 tháng hoặc 1 năm; đối với dữ liệu thuộc tính có thể ngắn hơn (hàng ngày);

Phần mềm CSDL ở Trung tâm và các Phần mềm công cụ cập nhật dữ liệu các Phân hệ phải đáp ứng yêu cầu: Quản lý thông tin về thời điểm cập nhật cho từng lớp dữ liệu; tại thời điểm bất kỳ kiểm soát được các lớp dữ liệu đã lạc hậu của Phân hệ để cấp các lớp dữ liệu mới cho Phân hệ.

c. Cung cấp dữ liệu

Cung cấp dữ liệu tích hợp-dùng chung cho các Sở, ban, ngành, huyện, được cung cấp dưới dạng dữ liệu bản đồ gốc và dạng bản đồ GIS đã biên tập ở tỷ lệ quy định.

Việc đáp ứng do mô đun ứng dụng thực hiện; với dạng dữ liệu bản đồ gốc việc cung cấp sẽ gồm 2 phương thức:

Lấy toàn bộ một lớp dữ liệu bản đồ tích hợp: Trong khả năng hiện tại của hạ tầng viễn thông, có thể thực hiện trao đổi dữ liệu qua CD hoặc mạng.

Lấy chỉ một bộ phận của lớp dữ liệu bản đồ tích hợp so với lớp dữ liệu đã có tại đơn vị (so với mốc thời điểm cung cấp trước). Một mô đun ứng dụng sẽ được phát triển cho yêu cầu này, với môi trường trao đổi dữ liệu trên mạng diện rộng. d. Chia sẻ dữ liệu

Liên kết các CSDL bản đồ tác nghiệp của các Sở ban ngành, huyện để chia xẻ dữ liệu bản đồ tác nghiệp.

đ. Mô hình 3 mức người sử dụng

Việc phát triển các phần mềm sẽ theo mô hình 3 mức người sử dụng

Mức 1 (XDDL) - Những người xây dựng và hoàn chỉnh, cập nhật dữ liệu: ở mức này yêu cầu về hệ thống là phải có đầy đủ các chức năng. Mức này dành cho các chuyên gia và các kỹ thuật viên làm dữ liệu

Mức 2 (PTDL) - Những người sử dụng dữ liệu để thực hiện các phân tích, hỗ trợ quyết định: ở mức này không cần phải có các chức năng xây dựng dữ liệu. Mức

này dành cho chuyên gia, kỹ thuật viên thuộc từng chuyên ngành ở các Sở Ban ngành ở trong địa bàn tỉnh.

Mức 3 (XemDL) - Những người chỉ sử dụng dữ liệu để hiển thị xem xét: ở mức này, có thể chỉ cần các chức năng browsing tương tự như các trình duyệt Internet. Mức này dành cho một cộng đồng rộng rãi ở nhiều cấp độ: Lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo các huyện, sở, ban ngành.

Hình 3.4:Mô hình Ba mức Người sử dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh học cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 75)