LUYỆN TẬP ĐÁNH DÂU THANH

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 trộn bộ (Trang 100 - 112)

( Ở các tiếng chứa yê/ ya ) I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Nghe- viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh. - Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ ya.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ hoặc 2, 3 tờ giấy khổ to đã phô tô nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’)

- 3 HS lên bảng viết những tiếng do GV đọc. 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Nghe- viết.

a) GV đọc bài chính tả 1 lượt. ( Từ Nắng trưa đến cảnh mùa thu) b) GV đọc cho HS viết.

c) Chấm, chữa bài.

- GV đọc toàn bài 1 lượt. - HS tự soát lỗi.

- GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm BT. a) Hướng dẫn HS làm BT 2.

- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

- Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân.

- Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 3.

- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Tìm tiếng có vần uyên để điền vào các chỗ trống.

- Cho HS làm bài. GV treo bảng phụ viết sẵn BT 3. - 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 4.

- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS đọc yêu cầu BT 4. Tìm tiếng có âm để gọi tên lại chim ở mỗi tranh.

- Cho HS làm bài. - HS dùng viết chì viết tên

loài chim dưới mỗi tranh.

- Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

Rút kinh nghiệm :

... ... ...

Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên.

- Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.

- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học:

- Từ điển học sinh hoặc vài trang phô tô từ điển học sinh phục vụ bài học. - Bảng phụ ghi sẵn BT 2.

- Một số tờ giấy khổ to để HS làm BT. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (5’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

- Cho HS làm bài. - HS dùng viết chì đánh dấu

vào dòng mình chọn.

- Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện cặp nêu dòng mình chọn.

- GV nhận xét, chốt lại.

b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

- Cho HS làm bài, GV đưa bảng phụ đã viết BT 2 lên. - GV nhận xét, chốt lại.

c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (9’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Tìm từ ngữ miêu tả chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu.

Đặt câu với từ vừa tìm.

- Cho HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm.

- Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại.

d) Hướng dẫn HS làm BT 4. (8’) ( Cách tiến hành như ở các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp.

... ...

Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã học nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Hiểu đúng nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học:

- Các truyện gắn với chủ điểm Con người với thiên nhiên.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. (28’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề. (8’)

- Cho HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS

- GV chép đề bài lên bảng.

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ của con người với thiên nhiên.

- Cho HS đọc phần gợi ý. - 1 HS

- Cho HS nói lên tên câu chuyện của mình. - Một số HS trình bày trước lớp tên câu chuyện. b) Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện.

- Cho HS kể chuyện trong nhóm. - Các thành viên trong nhóm kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.

- Cho HS thi kể. (20’) - Đại diện các nhóm lên thi

kể và trình bày ý nghĩa của câu chuyện.

- GV nhận xét, khen những HS kể chuyện hay. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài tiếp.

Tập đọc : TRƯỚC CỔNG TRỜI I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

1/ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.

2/ Hiểu nội dung bài học: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao- nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

- Học thuộc lòng 1 khổ thơ. II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao. - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. (11-12’) a) GV đọc bài thơ.

- Giọng đọc: sâu lắng, ngân nga thể hiện được niềm xúc động của tác giả.

b) Cho HS đọc cả bài thơ.

- Cho đọc chú giải, giải nghĩa từ. c) GV đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’)

- Cho HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng. (7-8’) - GV hướng dẫn cách đọc.

- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. b) Cho HS thi đọc thuộc lòng.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :

... ... ...

Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Cảnh ở địa phương em) I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.

- Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành một đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tương miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh). II. Đồ dùng dạy học:

- Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý.

- Bút dạ, 2 tờ giấy khổ t. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS lập dàn ý. (14-15’)

- GV nêu yêu cầu BT.

- Cho HS làm bài. GV phát 2 tờ giấy khổ to cho 2 HS làm

bài. - HS làm việc cá nhân.

- 2 HS làm bài vào giấy.

- Cho HS trình bày dàn ý. - Lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại.

b) Cho HS viết đoạn văn. (13-14’) - Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề.

- GV nhắc lại yêu cầu. - HS viết đoạn văn.

- Cho HS trình bày. - Một số HS viết đoạn văn

mình viết. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS viết tốt.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :

Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Nhận biết và phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.

- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ hoặc 3 tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (10’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Chỉ rõ những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các câu.

- Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân

- Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại.

b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (10’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Chỉ ra nghĩa của các từ xuân trong các câu.

- Cho HS làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài trên

phiếu.

- Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại.

c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (8-9’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Đặt câu để phân biệt nghĩa của các tính từ.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - HS làm bài cá nhân. - GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT 3. - Chuẩn bị bài tiếp.

Rút kinh nghiệm :

... ... ...

Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Dựng đoạn mở bài, kết bài) I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.

- Luyện tập xây dựng đoạn mở bài (kiểu gián tiếp), đoạn kết bài (kiểu mở rộng) cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bút dạ, giấy khổ to chép ý kiến thảo luận nhóm theo yêu cầu của BT 2. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (6-7’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

- Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân.

- Cho HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại.

b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6-7’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

- Cho HS làm bài. GV phát giấy, bút cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả.

c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( 13-14’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.

Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng.

- Cho HS làm bài. - HS viết ra giấy nháp.

- Cho HS đọc đoạn văn đã viết. - Một số HS đọc đoạn mở

bài, một số HS đọc kết bài. - Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, khen những HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :

Tập đọc : CÁI GÌ QUÝ NHẤT I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

1/ Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài. - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

2/ Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận, phân giải.

- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. (10-11’) a) GV hoặc 1 HS đọc cả bài.

- Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan

trọng. - HS lắng nghe.

b) Cho HS đọc đoạn nối tiếp.

- GV chia đoạn: 3 đoạn. - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.

c) Cho HS đọc cả bài.

d) GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’)

- Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (6-7’)

- GV hướng dẫn giọng đọc.

- GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng. - Cho HS thi đọc.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc + chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm :

Chính tả: Nhớ- viết: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 trộn bộ (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w