KIỂM TRA HOÀN CHỈNH CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHÂT:

Một phần của tài liệu skkn phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy sinh học 12 (Trang 56 - 60)

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHÂT:

I. PHẦN BẮT BUỘC (32 câu, từ câu 1 đến câu 32).

Câu1. Bộ 3 mở đầu trên mARN là?

A. UAA. B. AUG. C.GAU. D.UGA.

Câu 2. Cấu trúc của một opêron gồm những thành phần nào? A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành.

B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. C. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành.

D. Vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc. Câu 3. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là gì?

A.Nucleotit. B.Ribonucleotit. C. Nucleoxom. D.Axit amin. Câu 4. Gen đa hiệu là gen như thế nào?

A. Một gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng. B. Nhiều gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng. C. Một gen chi phối sự biểu hiện của một tính trạng. D. Nhiều gen chi phối sự biểu hiện của một tính trạng. Câu 5. Mức phản ứng là gì?

A. Là tập hợp các kiểu hình của nhiều kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. B. Là tập hợp các kiểu hình của nhiều một gen tương ứng với các môi trường khác nhau. C. Là tập hợp các kiểu hình của nhiều kiểu gen trước tác động của các tác nhân đột biến. D. Là tập hợp các kiểu hình của nhiều một gen trước tác động của các tác nhân đột biến. Câu 6. Khâu đầu tiên trong kĩ thuật tạo giống thuần dựa trên nguồn biện dị tổ hợp? A. Đem lai các dòng thuần chủng với nhau.

B. Chọn tổ hợp lai.

C. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau. D. Nhân giống.

Câu 7. Khâu nào trong số các khâu đã cho không thuộc quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. Chọn các cá thể có kiểu hình mong muốn. B. Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến. C. Tạo dòng thuần chủng.

D. Cho lai các dòng thuần chủng với nhau.

Câu 8. Để tạo ra được cơ thể lai từ tế bào của hai loài có nguồn gen rất khác nhau mà lai hữu tính không thể tạo được là ứng dụng của công nghệ nào?

A. Nuôi cấy hạt phấn.

C. Dung hợp tế bào trần.

D. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. Câu 9. ADN tái tổ hợp là :

A. một phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau (gồm thể truyền và gen cần chuyển ).

B. gen cần chuyển. C. Plasmit của vi khuẩn. D. Thực khuẩn thể.

Câu 10. Điều nào là không đúng khi nói về quan hệ giữa gen và tính trạng? A. Một tính trạng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều gen.

B. Nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện củ một tính trạng. C. Một gen có thể quy định một tính trạng.

D. Nhiều tính trạng có thể được quy định bởi một gen.

Câu 11. Nguyên tắc bổ sung nào sau đây là không có trong quá trình phiên mã? A. T mạch gốc liên kết với A. B. A mạch gốc liên kết với T. C. X mạch gốc liên kết với G. D. G mạch gốc liên kết với X.

Câu 12. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở vi khuẩn E.coli, nếu trong môi trường không có Lactozơ,....(1)sẽ liên kết với ...(2)làm ngăn cản quá trình phiên mã của các... (3). Thứ tự các cụm từ ở (1), (2), (3 )là :

A. Gen điều hòa, vùng vận hành, gen cấu trúc. B. Prôtein ức chế, vùng khởi động, gen cấu trúc. C. Prôtein ức chế, vùng vận hành, gen điều hòa. D. Prôtein ức chế, vùng vận hành, gen cấu trúc.

13.Loại đột biến gen nào được phát sinh do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN? 14.Những dạng đột biến cấu trúc NST nào làm tăng số lượng gen trên 1 NST?

15.Cơ chế phát sinh người mắc hội chứng Đao như thế nào?

16.Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và xanh, nhăn với nhau thu được F1 toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được bao nhiêu kiểu hình ?

17.Ở lòai đậu thơm, sự có mặt của cả 2 alen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa màu trắng. Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượng nào?

18.Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen: không vượt quá 50%, ứng dụng để lập bản đồ gen, tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen, tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng xa nhau ?

19.Ở người, những bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính ?

20.Câu hỏi dạng ghép đôi về mức phản ứng.(khái niệm,đặc điểm mức phản ứng, thường biến)

21.Động vật được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính có đặc điểm di truyền như thế nào?

22.Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh, ...người ta thường sử dung phương pháp nào?

23.Một gen dài 0,34 micromet.Gen thực hiện tự nhân đôi 3 lần cần môi trường cung cấp bao nhiêu nucleotit tự do?

lượt phân chiatheo tỉ lệ 2:4:3:6. Số nucleotit từng loại của gen đã tổng hợp nên mARN đó là bao nhiêu?

25.Gen B dài 4080 angstron và có số nucleotit loại G chiếm 20% số nucleotit của gen.Gen B bị đột biến làm giảm 3 liên kết hiđro thành gen b. Chiều dài gen b là 4076,6 angstrong. Tính số nucleotit mỗi loại của gen b?

26.Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST đơn trong các thể lệch bội dạng thể một và thể ba của loài là bao nhiêu?

27.Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho P: lông ngắn không thuần chủng giao phối với lông ngắn không thuần chủng, kêtd quả ở F1 như thế nào?

28.Biết tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBbDd x aaBbdd cho tỉ lệ đời con trội về tất cả các tính trạng là bao nhiêu?

29.Cơ thể có kiểu gen

aB Ab

giảm phân có hoán vị gen với tần số 24% sẽ tạo ra các loại giao tử nào?Tỉ lệ bao nhiêu?Biết rằng không có đột biến.

30.Ở một loài thực vật, alen A: quả dài, a: quả ngắn; alen B: quả ngọt, b: quả chua.Cho lai phân tích cá thể F1 dị hợp tử 2 cặp gen thì thu được kết quả: 402 cây quả dài, ngọt: 399 cây quả ngắn, chua: 102 cây quả dài, chua: 103 cây quả ngắn, ngọt. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1?

31.Một quần thể có 3 loại kiểu gen là BB, Bb và bb, trong đó tần số kiểu gen Bb là 0,40.Theo lí thuyết,sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?

32.Quần thể nào trong những quần thể đã cho có cấu trúc di truyền đang ở trạng thái cân bằng?

II. PHẦN TỰ CHỌN ( Thí sinh chỉ được chọn 1 trong hai phần A hoặc B)

A. Theo chương trình chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40).

1.Thế nào là bệnh di truyền phân tử?

2.Trong di truyền học, xét nghiệm trước khi sinh nhằm mục đích gì?

3.Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau là nói về loại cơ chế nào của cơ chế cách li sinh sản?

4.Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?(cánh dơi và cánh bướm, cánh dơi và tay người....)

5.Theo Đacuyn, nguyên nhân của sự tiến hóa là gì?

6. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng như thé nào?

7.Cho quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau: P: 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa.Tần số của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

8.Cho quần thể ban đầu P: 0,09 AA : 0.42 Aa : 0.49 aa. Sau 1 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?

B. Theo chương trình nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48).

1. Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN -pôlimeraza có chức năng gì?

2. Khi kết quả lai thuận và lai nghịch..., 100% con lai sinh ra đều mang...của mẹ thì chứng tỏ gen quy định tính trạng nằm trong...

3.Ở ruồi giấm, mắt lồi trở thành mắt dẹt là do nguyên nhân nào?

4. Xét 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen về 2 alen trên?

5.Trong nghiên cứu di truyền người, để xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính, di truyền theo những quy luật nào ta có thể dùng phương pháp nào?

6. Ở một quần thể thực vật có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Biết alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n. Những phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 11 đỏ : 1 vàng?

7.Kiểu gen của P là

ab AB

x

ab AB

. Biết mội gen quy định một tính trạng, các gen A và B là trội hoàn toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của 2 locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A-B-) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

8. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là bao nhiêu?

4.Kết quả đạt được: THI HKII KHỐI 10-KHTN: Sĩ số

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm dưới 5

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm từ 5 trở lên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

143 39 27% 45 73%

Thi HK II khối 12:Đề của Sở GD_ĐT Đồng Nai Học kỳ 2 năm học 2010 – 2011.

Số học sinh làm bài điểm trên 5 đ rất cao,trong đó số điểm giỏi củng rất nhiều và có 6 lớp đạt 100% trên 5 điểm.

Môn Sinh học 12 CB

sĩ số(4

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm dưới 5

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm từ 5 trở lên Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 161 08 4,9% 153 95,1% Môn Sinh học 12 KHTN sĩ

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm dưới 5

Điểm kiểm tra học kỳ 2 điểm từ 5 trở lên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

211 03 1,4% 208 98,6%

III. Bài học kinh nghiệm:

Mục tiêu giáo dục HS của nước nhà là giáo dục tòan diện: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính tập thể, tính năng động sáng tạo.

Chính vì vậy mà chất lượng giảng dạy cần phải biểu hiện ở con số cụ thể, mà mỗi giáo viên là nhiệm vụ phải giải quyết những thành quả đó bằng dạy thật, học thật của HS. Do đó tôi thấy cần thiết ở bản thân không những giáo viên luôn luôn rèn luyện cho mình phương pháp giảng dạy phù hợp mà còn đầu tư thời gian tâm huyêt trong việc kiểm tra đanh giá kết quả học tập của học sinh để nền giáo dục nước nhà luôn luôn vững mạnh . “Phương pháp kiểm tra,đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức ,kĩ năng một cách có

hiệu quả.” là cần thiết mỗi khi sọan giáo án, cũng như chuẩn bị bước lên bục giảng. Góp phần giúp định hướng cho tôi và đồng nghiệp lúc sọan giáo án, tiết luyện tập, phụ đạo, tăng tiết, thông qua tiết giảng dạy, các chuyên đề hổ trợ giúp cho học sinh tự ôn tập, có khả năng tìm kiếm các bài tập để luyện tập.

Chính sự chuẩn bị chu đáo từng tiết dạy mà kiến thức giáo viên sẽ truyền thụ đến các em đầy đủ, các chuyên đề này, tôi sẽ tiếp tục chỉnh sữa, thêm, bớt để ngày hòan thiện hơn. Phổ biến, hướng dẫn thường xuyên đến mỗi lớp về cách tổ chức giờ học, cách đánh giá cho điểm, hình thành thói quen, dẫn đến tính tự giác ở học sinh. Nhất là năm đầu tiên giáo viên sẽ thật sự khó về thời gian.

Bản thân tôi và đồng nghiệp cần phải nổ lực hơn nữa về rèn luyện trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, tin học, ngọai ngữ, đọc nhiều thông tin, rèn luyện tính sáng tạo, để ngày càng có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn, không phải tốn nhiều thời gian, công sức, nhưng giúp các em hứng thú, hiệu quả hơn trong học tập.

IV.Kết luận

Muốn nâng cao hiệu quả của việc dạy học Sinh học, GV có kiến thức sâu rộng về sinh học chưa đủ, rất cần kết hợp nhiều phương pháp không xa lạ, mà cải tiến, bổ sung ngày càng hòan thiện,phương pháp kiểm tra,đánh giá học sinh 1 cach chính xác,khoa học,phản ánh đúng thực lự của học sinh củng không kém phần quan trọng.

Mặc dù tôi đã cố gắng nghiên cứu tài liệu chuyên môn, thu thập thông tin từ nhiều nguồn để có “Phương pháp kiểm tra,đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức ,kĩ năng một cách có hiệu quả”, nhằm áp dụng cho bản thân và thảo luận trao đổi với các đồng nghiệp nhưng chắc chắn vẩn còn nhiều thiếu sót.Xin kính mong sự nhận xét,đóng góp ý kiến của quý thấy,quý cô và các bạn đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu skkn phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy sinh học 12 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w