CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh thái nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận (Trang 25 - 26)

VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.

3.3.1. Giải pháp liên kết, hỗ trợ phát triển: Liên kết, hợp tác trong khai thác điểm tài nguyên nhằm xây dựng các chương trình DL chung giữa Thái Nguyên và VPC. Tiềm năng TNDL của địa bàn nghiên cứu là hệ thống di tích lịch sử cách mạng, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày – Nùng – Dao, hệ thống hồ, núi và thác nước. Do đó, loại hình DL hướng tới là DL nghỉ dưỡng – sinh thái vùng hồ, thác nước; DL Văn hóa – tham quan di tích lịch sử cách mạng, DL cộng đồng.... Để xây dựng chương trình DL hấp dẫn, cần tránh trường hợp trùng lặp sản phẩm DL ở các địa phương, phát huy tối đa lợi thế về tài nguyên của các điểm đến. Đây là giải pháp quan trọng.

3.3.2. Giải pháp xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Thái Nguyên. Một là, xây dựng sản phẩm DL đặc trưng, điển hình bên cạnh các chương trình DL chung của toàn địa bàn nghiên cứu (DL sinh thái – nghỉ dưỡng; DL liên quan đến cây chè); Hai là, xây dựng ở TP Thái Nguyên các điểm dừng, nghỉ hợp lý tạo thành “điểm dừng chân lý tưởng good stopping place”. Ba là, xây dựng môi trường DL an toàn.

3.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành DL cũng như trong điều kiện cụ thể của DL tỉnh Thái Nguyên và VPC, việc đầu tư phát triển DL cần tập trung vào các lĩnh vực sau: đầu tư xây dựng đồng bộ các điểm tài nguyên trọng điểm, phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ DL, khu vui chơi giải trí, thể thao; đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông; đầu tư

bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ DL; đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực DL, đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường DL…

3.3.4. Giải pháp đầu tư mạng lưới đường giao thông: Phối hợp chính quyền các cấp xây dựng hệ thống CSHT, làm điều kiện cho các dự án xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và VPC

3.3.5. Giải pháp bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch: Đối với các tỉnh VPC: cần xác định các điểm tài nguyên liên kết và giá trị bổ trợ. Đối với tỉnh Thái Nguyên phát triển các loại hình DL thân thiện với môi trường (đối với TNDL tự nhiên); tiến hành song song với khai thác là hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, gìn giữ các giá trị văn hóa (đối với TNDL nhân văn). Đồng thời cũng xác định, DL tác nhân tích cực trong việc bảo vệ, gìn giữ TNDL.

Luận án thể hiện một phần kết quả nghiên cứu thông qua cuốn “Sổ tay du lịch Thái Nguyên”. Đây là sản phẩm cụ thể, kết hợp việc thực hiện các giải pháp; trong đó, điển hình là giải pháp 3.3.13.3.2. Ngoài giới thiệu về DL Thái Nguyên, cuốn Sổ tay đã sử dụng nhiều điểm tài nguyên DL VPC khi xây dựng các tuyến điểm DL đến Thái Nguyên hoặc đi qua Thái Nguyên; tăng tính kết nối trong việc xây dựng sản phẩm DL.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh thái nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w