So sánh sự hình thành và cháy của nhiên liệu diesel và diesel sinh học

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học sản xuất tại việt nam đến tính năng kinh tế - kỹ thuật và phát thải của động cơ (Trang 48 - 49)

v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. So sánh sự hình thành và cháy của nhiên liệu diesel và diesel sinh học

diesel sinh học

Nói chung, sự hình thành hỗn hợp, châm cháy c ng như lan tràn màng lửa có diễn biến tương tự nhau đối với cả hai loại nhiên liệu diesel và diesel sinh học. Tuy nhiên, do nhiên liệu diesel sinh học có trị số xêtan cao hơn nhiên liệu diesel thông thường nên sự hình thành và bắt cháy của diesel sinh học sớm hơn. Mặt khác, nhiên liệu diesel sinh học có thêm thành phần Oxy trong nên quá trình lan tràn mang lửa được thúc đẩy. Tính chất của nhiên liệu diesel và diesel sinh học có thể tham khảo ở bảng 2.1.

38

Bảng 2.1. Tính chất vật lý và hóa học của diesel và diesel sinh học[34]

Đặc tính Diesel B50 B100 Thành phần, % C 87 82 77 H 13 12,5 12 O 0 5,5 11 Tỷ trọng, kg/m3 853 866 879 Nhiệt trị thấp, KJ/kg 42679 40589,5 38500 Độ nhớt động học, mm2 /s 3,55 4,3 5,13

Kết quả là quá trình cháy của nhiên liệu diesel sinh học kết thúc trước so với quá trình cháy của nhiên liệu diesel. Điều này được kiểm chứng thông qua một thử nghiệm cho hai loại nhiên liệu là B0 và B100, hình ảnh được ghi lại liên tục từ -70 đến 380

theo góc quay trục khuỷu cho thấy đúng như giải thích ở trên (hình 2.7).

Theo như hình ảnh cho thấy, sự hình thành ngọn lửa của B100 đã bắt đầu lúc 70

trước điểm chết trên và coi như kết thúc lúc 260

sau điểm chết trên. Trong khi của nhiên liệu diesel (B0) thì ngọn lửa bắt đầu hình thành muộn hơn (khoảng 3,50

trước điểm chết trên) và kết thúc c ng muộn hơn (khoảng 380

sau điểm chết trên).

Điều này được giải thích do trị số xêtan của nhiên liệu B100 cao hơn nên giúp cho quá trình bắt cháy diễn ra sớm hơn, kết quả là thời gian cháy trễ được rút ngắn. Mặt khác, với sự có mặt của thành phần Oxy trong nhiên liệu giúp cho quá trình cháy diễn ra nhanh và triệt để hơn.

Hình 2.7. Sự phát triển ngọn lửa trong quá trình cháy của B0 và B100[34]

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học sản xuất tại việt nam đến tính năng kinh tế - kỹ thuật và phát thải của động cơ (Trang 48 - 49)