Khi đi trong không khí, tia anpha làm ion hoá không khí, mất dần năng lượng.

Một phần của tài liệu các đề thi thử đại học môn vật lý (Trang 52 - 53)

Câu 20: Catốt của tế bào quang điện chân không là một tấm kim loại phẳng có giới hạn quang điện là λ0

= 3600A0. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng λ = 0,33µm . Anốt cũng là tấm lim loại phẳng cách

catốt 1cm. Giữa chúng có một hiệu điệnthế 18,2V. Tìm bán kính lớn nhất trên bề mặt anốt có quang electron đập tới.

A. R = 2.62 mm B. R = 2.62 cm C. R = 6,62 cm D. R = 26,2 cm

Câu 21: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện

tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì T1 = T2. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cảm ứng từ nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng 1,44 lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là 5/6 s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là

A. 1,2s. B. 1,44s C. 5/6s. D. 1s

Câu 22: Hai vật dao động điều hòa trên hai đoạn thẳng song song liền kề nhau có cùng biên độ A. Biết vật 1 dao đông với tần số f1 = 1 Hz, Vật thứ hai dao động với tần số f2 = 1/3 Hz. Biết tại thời điểm t khi hai vật gặp thì li độ của chúng là A/2. Hỏi lần gặp nhau gần nhất tiếp theo sau thời gian t bao lâu:

A. 0,15s B. 0,2s C. 0,25s D. 0,3s

Câu 23: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T = 2π (s), quả cầu

nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là – 2(cm/s2) thì một vật có khối lượng m2 với (m1 = 2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật m1, có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m2 ngay trước lúc va chạm là 3(cm/s). Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là:

A. 4 cm. B. 6 cm. C. 6,5 cm. D. 2 cm.

Câu 24: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng K=18N/m, vật có

khối lượng M=100g có thể dao động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Đặt lên vật M một vật m=80g rồi kích thích cho hệ vật dao động theo phương ngang. Tìm điều kiện của biên độ A của dao động để

trong quá trình dao động vật m không trượt trên vật M. Hệ số ma sát giữa hai vật là µ = 0,2.

A. A ≤ 1 cm B. A ≤ 2cm C. A ≤ 2,5cm D. A ≤ 1,4cm

Câu 25: Một lò xo có độ cứng k treo một vật có khối lượng M. Khi hệ đang cân bằng, ta đặt nhẹ nhàng

lên vật treo một vật khối lượng m thì chúng bắt đầu dao động điều hòa. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Biên độ dao động của hệ 2 vật là mg/k.

B. Sau thời điểm xuất phát bằng một số nguyên lần chu kỳ, nếu nhấc m khỏi M thì dao động tắt hẳnluôn. luôn.

Một phần của tài liệu các đề thi thử đại học môn vật lý (Trang 52 - 53)